Kinh tế - Xã hội [ Đăng ngày (19/11/2013) ]
Phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem
Từ tháng 10 đến nay, 53 tỉnh thành đã tiêm lại vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem phòng các bệnh: bạch hầu - uốn ván - ho gà, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Các phản ứng sau tiêm là vấn đề nhiều gia đình quan tâm.

Sau tiêm Quinvaxem, trẻ cần được theo dõi từ 24 - 48 giờ tại gia đình - Ảnh: Thúy Anh

Nhiều biểu hiện gây lo lắng

“Sau khi tiêm buổi sáng thì 3 giờ chiều cháu có sốt nhẹ, sau đó có nổi vài nốt ban rồi hết. Nhưng qua một đêm đến sáng hôm sau thì cháu bị nổi ban trở lại, lần này ban ở khắp người, đặc biệt là nổi kín và nề cả hai chân nên gia đình cho cháu vào bệnh viện”, người mẹ của bé trai 7 tháng tuổi, nhà ở H.Quốc Oai (Hà Nội) kể lại.

Trường hợp trên là một trong 8 trẻ được đưa vào Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư theo dõi sức khỏe sau khi tiêm Quinvaxem. Một số trường hợp khác như: bé trai 4 tháng tuổi ở Q.Cầu Giấy (Hà Nội) nhập viện do sốt và nổi ban; một bé 3 tháng tuổi ở H.Mê Linh nhập viện vì có sốt...

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm của BV Nhi T.Ư, cho biết các bé được cha mẹ đưa đến nhập viện sau tiêm Quinvaxem từ 4 - 24 tháng tuổi. Theo phản ánh của gia đình, trẻ có có biểu hiện: sốt cao (trên 38,5 độ C), tím tái, nổi ban, co giật, sưng đau tại vết tiêm. Trong số này, một trẻ gái 10 tháng tuổi sau tiêm có sốt cao và xuất hiện cơn co giật. Khi hết sốt, bé vẫn còn cơn giật và được chẩn đoán là động kinh, điều trị tại Khoa Thần kinh của BV Nhi T.Ư. “Trước tiêm bé có sức khỏe bình thường, nhưng cũng chưa có cơ sở khẳng định vắc xin là nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ”, TS Cao Vũ Hùng, Trưởng khoa Thần kinh, cho biết. Theo các bác sĩ, cũng có trường hợp gia đình phản ánh bé bị tím tái sau tiêm, nhưng quá trình theo dõi tại BV thì bé không có bất thường nào.

Theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, kết quả giám sát của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho thấy trong đợt đầu tiên tiêm lại Quinvaxem (từ ngày 4 - 8.11), Hà Nội có 47.000 trẻ đã tiêm, trong đó ghi nhận 113 trẻ sau tiêm có phản ứng từ nhẹ đến nặng; không có trường hợp tử vong. 37/113 trẻ đã được theo dõi tại cơ quan y tế các tuyến. Trong số này, 15 trẻ có sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm; 11 trẻ biểu hiện tím tái, co giật; số còn lại có sốt, nổi ban dị ứng.

Lưu ý sau tiêm chủng

TS Hiển nhận xét, hiện tại các phản ứng sau tiêm Quinvaxem được ghi nhận: 0,18% có sốt; 0,03% có sưng đau tại vết tiêm; 0,5% trẻ quấy khóc; 0,03% biểu hiện tím tái; xuất hiện co giật và ban đỏ là 0,02% và 0,01%. Các phản ứng sau tiêm vắc xin được ghi nhận tại thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với tỷ lệ phản ứng cho phép của Tổ chức Y tế giới đối với vắc xin. Theo TS Hiển, phản ứng nặng dễ gặp ở các trẻ có bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, còi xương, béo phì.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm lưu ý thêm: ngoài việc thông báo cho nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng về sức khỏe của trẻ, gia đình cần cho trẻ lưu lại điểm tiêm 30 phút để đảm bảo trẻ không bị sốc phản vệ. Đây là phản ứng nguy hiểm thường xuất hiện sớm sau tiêm (nếu có). Trẻ cần được theo dõi tiếp trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm vì có thể xuất hiện các phản ứng phụ. Giai đoạn này thường là các phản ứng nhẹ hơn (sưng tấy, sốt) nhưng vẫn cần đề phòng các tình huống bất thường, trong đó gia đình cần biết hạ sốt đúng cách để tránh cho trẻ nguy cơ bị co giật do sốt cao. 

Liên Châu
Theo http://www.thanhnien.com.vn (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sự kiện  
   

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->