Ứng dụng [ Đăng ngày (13/11/2013) ]
Biến lục bình thành gas
Cứ khoảng 100 kg lục bình tươi đưa vào hầm biogas thì người dân có thể sử dụng gas trong khoảng 3 ngày. Đó là giải pháp mới giúp xử lý tình trạng lục bình tràn ngập trên sông Vàm Cỏ Đông tại Tây Ninh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mỗi tháng gia đình ông Huẩn tiết kiệm hơn 500.000 đồng tiền mua gas.

Ông Trần Hoài Ân, Trưởng phòng Quản lý khoa học công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN Tây Ninh cho biết, tháng 11.2010, UBND tỉnh Tây Ninh cho triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình ở Tây Ninh” do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN thực hiện.

Đến nay, đề tài đã triển khai thí điểm ở 20 hộ sống ven lưu vực sộng vàm cỏ đông, rạch trên địa bàn 4 huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng. Theo đó, hầm biogas được thiết kế thành 10 hầm ủ thể tích 4 m3/hầm và 10 hầm ủ thể tích 8 m3/hầm. Trong đó, 10 hầm ủ sử dụng 100% lục bình làm nguyên liệu nạp, 10 hầm ủ còn lại kết hợp 50% lục bình và 50% phân chuồng. Kinh phí xây dựng khoảng 6- 8 triệu đồng/hầm biogas, tùy kích cỡ. Ở giai đoạn thí điểm, các hộ dân được ngân sách hỗ trợ 100%, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1 tỉ đồng.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã thu được những hiệu quả kinh tế tích cực.  Ông Cái Văn Huẩn (ngụ ấp B, xã Tiên Thuận, H.Bến Cầu) đang kết hợp việc sử dụng nguồn lục bình và phân chuồng cho hầm biogas thể tích 4 m3, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 500.000 - 700.000 đồng tiền gas. Ông Huẩn chia sẻ: “Cứ khoảng 100 kg lục bình tươi kết hợp thì sinh ra lượng gas đủ xài trong 3 ngày.

Nguồn lục bình thì luôn có sẵn trên sông, bã lục bình thải ra còn được sử dụng làm thức ăn cho cá”. Ông Huẩn chia sẻ, lục bình được vớt lên cắt bỏ rễ, băm nhỏ và phơi héo, sau đó đưa vào hầm ủ cùng với nước theo tỷ lệ quy định. Với mỗi hầm 4 m3, một hộ dân sẽ thu được lượng gas đủ sử dụng để sinh hoạt. Nếu hầm có quy mô thể tích lớn hơn thì lượng khí gas sinh ra càng nhiều, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu khác. 

Dự kiến tháng 12.2013, Sở KH&CN Tây Ninh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này. Trước mắt, Sở sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và một phần kinh phí ban đầu để người dân có thể thực hiện.

Theo VietQ.vn (dnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->