Nông nghiệp [ Đăng ngày (31/10/2013) ]
Bội thu nhờ trồng dưa lưới VietGAP
Với kỹ thuật trồng dưa lưới trên hệ thống thủy canh, đồng thời áp dụng quy trình VietGAP, sản phẩm dưa lưới của Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát đang được thị trường ưa chuộng.

Giới thiệu mô hình trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP tại Triển lãm Nông nghiệp xuất khẩu 2013.

Với diện tích 1.000 mnhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới.

Theo đó, giá thể trồng cây gồm xơ dừa đã qua xử lý, ngâm nước trong vòng 1 tuần, cát, phân trùn quế và một ít phân lân. Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, mỗi ngày các công nhân trong nhà lưới phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây từ 2 - 3 lần, gồm các loại phân bón hòa tan trong nước theo tỷ lệ nhất định.

Anh Phan Văn Bách - kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 - 70 ngày thì có thể thu hoạch” - anh Bách cho biết. Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.

Anh Bách cho biết, năng suất dưa lưới đạt 3 - 3,5 tấn/1.000m2. Với giá bán 25.000 - 27.000 đồng/kg như hiện nay, có thể thu về gần 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư ở mức 30 triệu đồng/1.000m2, người trồng còn lãi 40 triệu đồng.

Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.

Ông Trang Quốc Dũng - Giám đốc Công ty Nông Phát cũng cho biết, sản phẩm dưa lưới của công ty hiện đang được tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị như Big C, Co.opmart, một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP. HCM. “Công ty luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì đơn đặt hàng từ các siêu thị ngày một tăng. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp đặt vấn đề xuất khẩu dưa lưới, tuy nhiên, do sản lượng còn ít nên công ty chưa dám nhận lời” - ông Dũng chia sẻ.

Khải Huyền
Theo Dân Việt (ntctu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->