Cơ khí [ Đăng ngày (04/10/2013) ]
Xe chữa cháy xông qua mọi vật cản
"Phòng thiết kế" Igor LOBOV của Nga vừa giới thiệu loại xe chữa cháy dựa trên khung gầm xe tăng T-80 có tên TOS-1A.

Xe cứu hỏa T-80

Với tính đột kích cực mạnh, xe chữa cháy này có thề xông pha đè bẹp mọi vật cản để tiếp cận đám cháy. Khi cần nó hoạt động như một máy ủi, tự mở đường vào sát trung tâm phát lửa. 

Trọng lượng xe cứu hỏa đặc biệt này gần 60 tấn, gồm 3 người vận hành. Nhân viên cứu hỏa được bảo vệ trong một cabin kín và cách nhiệt. Bơm của nó rất mạnh, phun xa đến 100m. Nhờ động cơ khỏe nên xe cấu trúc bồn chứa tới 18.000 lít nước.

Kíp xe được trang bị bộ quần áo chống nhiệt tốt và có  ô-xy hỗ trợ.

Khi có dấu hiệu nguy hiểm, bất khả kháng, kíp chữa cháy có thể rời khỏi xe, lúc này họ sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để phun nước, phun bọt dập lửa.

Tính việt dã cao cho phép xe TOS-1A băng qua đầm lầy, thậm chí khu vực ngập nước sâu, hào rộng, vách thụt, vách đứng (như tính năng xe tăng) để tiếp cận nơi hỏa hoạn.

Các đám cháy thường kèm với hệ quả nổ bình hơi, nổ đường ống, văng mảnh kim loại tứ tung. Xe TOS-1A có vỏ thép dày bảo vệ kíp dập lửa nên không hề lo ngại những hiểm họa cháy kèm nổ.

Thêm chức năng cứu hộ, xe có các dụng cụ phá tường, húc, ủi. Nó có cáp khỏe để có thể “kích kéo” các xe bị nạn gần đám cháy ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trần Văn
Theo Báo điện tử Chính phủ (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->