Ứng dụng [ Đăng ngày (10/09/2013) ]
Định vị vệ tinh GPS cho tàu cá
Định vị vệ tinh GPS cùng với các thiết bị công nghệ ngày càng trở nên phổ biến với nghề đánh cá, giúp khai thác tốt nguồn lợi thủy sản trên biển, cải thiện an toàn hàng hải.

Lắp anten định vị vệ tinh GPS cho tàu cá

Thiết bị định vị vệ tinh GPS đã được sử dụng cho tàu quân sự Việt Nam cách đây 25 năm, giờ đây hàng ngàn tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân nước ta cũng được gắn GPS.

Các trạm bờ và tàu cá nhận tín hiệu GPS, định vị 24/24 giờ sẽ cho biết đầy đủ và chính xác tốc độ và hướng đi của tàu. Cơ quan quản lý có thể biết chính xác vị trí của tàu đánh cá thông qua ảnh chụp từ vệ tinh.

Lắp thiết bị này, các tàu đã có thêm nhiều nguồn lợi từ việc phối hợp với radar dò tìm luồng cá, quản lý ngư trường, an toàn trên biển...

GPS là hệ thống xác định vị trí dựa trên giao thoa giữa các vệ tinh nhân tạo. Các máy thu GPS ngày nay đạt độ chính xác cực cao, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động song song, vì thế có thể xác định tọa độ cho tàu thuyền có độ chính xác trong vòng 15m.

Ban đầu GPS được lắp cho tàu thuyền lớn. Tất cả các tàu thuyền trên 300 tấn và những tàu chở khách đều được lắp đặt hệ thống định vị điện tử trên các tuyến đường biển quốc tế theo quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS). Sau đó các tàu đánh cá đã được lắp rộng rãi.

Đến thời điểm này, chỉ tính riêng tỉnh Bình Định, 1.300 tàu cá trên tổng số hơn 7.300 tàu đánh bắt xa bờ được hỗ trợ lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS.

Hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng với radar ngầm dò nguồn cá sẽ giúp xác định chính xác ngư trường có nhiều thủy hải sản. Nó còn cảnh báo vùng biển đang xảy ra mối nguy hiểm, nơi có bão… từ đó có thể định hướng cho tàu thuyền trở về bờ hoặc nơi tránh bão an toàn gần nhất. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép phát hiện tràn dầu, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, những công nghệ hiện đại còn giúp ngư dân đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trên biển như: Gọi điện, nhắn tin, truyền dữ liệu GPRS (General Packet Radio Service - dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu).

Nhờ có giải pháp truyền dữ liệu qua GPRS về máy chủ, hệ thống phần mềm phân tích và xử lý dữ liệu quản lý phương tiện trên biển sẽ giúp các cảng vụ và bộ đội biên phòng (đồn biển) biết vị trí từng tàu.

Với tàu đánh cá ở Việt Nam có một loại máy liên lạc tầm xa 500 hải lý, khoảng trên 800km, đó là máy Vertex Standard VX – 1700 công suất 125W, tần số 500kHz – 29.9999 MHz, tích hợp thiết bị định vị GPS đã được lắp cho ngư dân Đà Nẵng.

Còn trên các tuyến đảo Phú Quốc - đảo Thổ Chu, Rạch Giá - dọc Kiên Giang - Cà Mau - Sóc Trăng - Trà Vinh - Tiền Giang, sau 3 năm áp dụng thử nghiệm (2011 - 2013), hệ thống quản lý trên bờ của các cảng vụ đều nhận được các dữ liệu tọa độ GPS của tàu thuyền kết kết nối GPRS.

Ninh Giang
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->