Nông nghiệp [ Đăng ngày (05/09/2013) ]
Rau VietGAP xứ Lạng
Huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nên nông dân đã phát triển nghề trồng rau từ nhiều năm nay. Không ít hộ đã chuyển hướng trồng rau truyền thống sang trồng rau theo tiêu chuẩn SX nông nghiệp tốt (VietGAP) cho hiệu quả kinh tế cao.

SX rau an toàn ở Cao Lộc

Anh Nông Văn Lưu, một hộ trồng rau VIatGAP tại thôn Hợp Tân, xã Gia Cát cho biết: “Trước đây trồng rau chỉ đủ ăn chứ không nghĩ tới bán, nay được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo quy trình bài bản nên năng suất, chất lượng cao.

Cụ thể trồng 1 sào rau cải làn chỉ sau 45 ngày cho thu hoạch, sau khi trừ chi phí, thu lãi gần 6 triệu đồng (canh tác theo tập quán cũ chỉ thu được 2 triệu); 1 sào su hào thu lãi 11,5 triệu đồng; 1 sào cà chua năng suất đạt 3.000 kg, với giá bán 6.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi hơn 5,7 triệu đồng... gấp 5 lần so với trồng lúa”.

Theo anh Lưu, trồng rau VietGAP là phương thức canh tác hiện đại đảm bảo an toàn cho người trồng cũng như sản phẩm và không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm phân bón, thuốc BVTV... 

Với mong muốn thay đổi phương thức SX, năm 2011 chị Hoàng Thị Ỷ ở thôn Nà Pán, xã Tân Liên đã mạnh dạn ứng dụng quy trình SX VietGAP trên 3 sào rau của gia đình. Chị Ỷ tâm sự, ban đầu do còn nhiều bỡ ngỡ nên chưa biết cách ươm giống, trồng, chăm sóc đúng quy trình.

Tuy nhiên, với quyết tâm cao, chị đã dành nhiều thời gian học hỏi kỹ thuật qua sách, báo; đặc biệt được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông tỉnh. Dần dần, chị đã thành thạo từng khâu kỹ thuật nên năng suất, mẫu mã, chất lượng rau đều tăng.

"Trước đây, chúng tôi thường bón nhiều đạm cho rau nhưng khi chuyển sang trồng rau VietGAP, lượng đạm được giảm tối đa, rau ngọt hơn và không độc hại". Theo chị Ỷ, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP giúp giảm được 20% lượng phân bón, thuốc BVTV.

Đặc biệt, thời gian cách ly sau khi bón phân, phun thuốc 10 - 15 ngày mới thu hoạch nên chất lượng rau đảm bảo. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu lãi 40 - 50 triệu đồng, cao hơn 30% so với cách làm trước đây. Nhờ nguồn thu ấy, vợ chồng chị có điều kiện xây dựng nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt.

SX rau VietGAP góp phần nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đảm bảo cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc SX rau theo tiêu chuẩn này ở Cao Lộc vẫn manh mún, nhỏ lẻ.

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương và phát triển bền vững mô hình rau VietGAP, cần tập trung triển khai mở rộng mô hình, mở lớp chuyển giao kỹ thuật, phối hợp đồng bộ của "4 nhà". Từ đó sẽ tạo động lực xây dựng các vùng chuyên canh lớn, góp phần từng bước thực hiện tiêu chí thu nhập trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM...

HOÀNG VĂN HƯƠNG
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->