Cơ khí [ Đăng ngày (02/08/2013) ]
Chi tiết hộp số 9 cấp của Mercedes
Dành cho các dòng xe cao cấp, hộp số 9G-Tronic mới có hiệu suất truyền động cao, nhỏ, nhẹ và dải làm việc lớn hơn thế hệ trước.

Hộp số 9G-Tronic được Mercedes khẳng định là tăng thêm tính tiện nghi, thêm trải nghiệm lái và giảm mức tiêu hao nhiên liệu.

Ra đời nhằm thay thế 7G-Tronic, 9G-Tronic có kết cấu truyền động nhỏ gọn: 4 bộ truyền bánh răng hành tinh đơn và 6 phần tử chuyển đổi tạo ra 9 cấp số. Vỏ hộp vẫn giữ kết cấu 2 nửa bằng hợp kim ma-giê nhẹ, vỏ biến mô làm từ nhôm nhẹ.

Nhằm tăng độ bền, độ tin cậy, các kỹ sư Mercedes đưa vào 9G-Tronic hai bơm dầu. Bơm cơ khí kích thước nhỏ hơn, dẫn động nhờ bộ truyền xích. Ngoài ra có thêm một bơm điện giúp hệ thống thủy lực vận hành linh hoạt- cấp lượng dầu phù hợp với yêu cầu bôi trơn và làm mát theo điều kiện làm việc, nhờ đó cũng khai thác tốt hơn hệ thống Start/Stop. Toàn bộ hoạt động của của 9G-Tronic được điều khiển trực tiếp, tín hiệu đầu vào lấy từ 3 cảm biến.

Là cầu nối liên kết động cơ với bánh, hộp số đóng vai trò chuyển đổi mô-men, vòng quay trục khuỷu phù hợp với điều kiện làm việc. Thêm cấp số, mở rộng dải tỷ số truyền đồng nghĩa với việc khả năng vận hành của xe. Theo nghĩa khác, nó giúp động cơ làm việc ổn định ở trạng thái tối ưu về kinh tế nhiên liệu, công suất hoặc mô-men.

Đưa vào 2 tỷ số truyền tăng 0,72 (số 8), 0,60 (số 9), Mercedes rõ ràng nhắm đến mục tiêu nhiên liệu. Gắn cùng động cơ 3.0 V6, 9G-Tronic giúp mẫu E350 BlueTEC đạt mức tiêu thụ 5,3 lít/100 km ( bản sedan) và 5,5 lít/100 km (bản wagon).

Theo cũng công bố của hãng, E350 BlueTEC chạy tốc độ 120 km/h tại số 9, động cơ chỉ cần quay mức 1.350 vòng/phút – giá trị rất gần với vòng tua không tải. Đồng thời việc chạy ở tốc độ thấp cũng giúp động cơ rung ít, giảm ồn trong carbin.

Hộp số 9 cấp được xem là giới hạn trong ngành công nghiệp ôtô bởi nếu vượt khỏi ngưỡng này sẽ làm gia tăng độ phức tạp, trọng lượng và không thể bù lại hiệu suất nhiên liệu.

Ông Stefan Sommer, Tổng Giám Đốc Công ty ZF Friedrichshafen AG (ZF) chuyên nghiên cứu, thiết kế và sản xuất hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô, nhận định: "Không có một ranh giới rõ ràng cho vấn đề này. Nhưng cũng cần xem xét tới nguyên tắc lợi nhuận giảm dần. Liệu rằng thêm nhiều cấp số có thêm nhiều lợi ích?".

Bảo Sơn
Theo VnExpress (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->