Cơ khí [ Đăng ngày (01/08/2013) ]
Tàu ngầm “thấy trước đối phương”
Tàu ngầm hạt nhân "Novosibirsk" dự án 885 và và 885M "Yasen-M" của Nga, đã bắt đầu “đặt ky” tại xưởng đóng tàu "Sevmash". Tàu ngầm thế hệ mới này có cấu trúc hoàn toàn mới. Trang VPK( Nga) viết, đáng chú ý là "Yasen-M" lắp hệ thống sonar tìm kiếm mạnh mẽ, được coi là luôn “thấy trước đối phương”.

Tàu ngầm "Yasen-M" tăng lượng dự trữ toàn diện, giảm tiếng ồn tối đa do thiết kế thân vỏ tàu khác biệt, có các lớp vật liệu triệt tiêu âm thanh, đặc biệt là động cơ và chân vịt đẩy được nghiên cứu chạy rất “êm” giảm âm cao nhất..

Anten sona dò âm của tàu có cấu trúc tiên tiến, thu âm độ nhạy cao, được bố trí ở khu vực phóng lôi, cho phép phân tích, nhận ra đối phương từ rất xa (không tiết lộ cự ly phát hiện). Phức hợp thiết bị điện tử mới của tàu được coi là hiện đại nhất. 

Những chiếc tàu dự án 885 "Yasen" đầu tiên có tổng lượng choán nước 13.800 tấn, tốc độ hải trình tới 30 hải lý/giờ và khả năng lặn xuống độ sâu 600m. Với độ sâu này, đối phương hầu như không phát hiện được "Yasen".

Kíp thủy thủ của tàu khoảng 90 người, trong đó có 32 sĩ quan. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 100 ngày dưới biển.  "Yasen" lắp 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và trang bị tên lửa Yakhont hoặc Klub dạng ống phóng thẳng đứng, tính năng tấn công hủy diệt tàu ngầm, tàu nổi cao.

Tàu ngầm "Yasen" lớn hơn tàu loại Borei; hiện loại Borei trị giá mỗi chiếc 759 triệu USD. Tàu lớp "Yasen" được trang bị tên lửa hành trình nhưng không có tên lửa đạn đạo tầm xa.

Theo chương trình tái vũ trang quốc gia của Nga, tới năm 2020, xưởng đóng tàu Sevmash sẽ phải hoàn thành 7 chiếc "Yasen-M". Trong tương lai, các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp “Yasen M" sẽ đóng vai trò tàu ngầm hạt nhân đa năng chủ lực của Nga.

Trương Ninh
Theo Báo điện tử Chính phủ (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->