Cơ khí [ Đăng ngày (01/07/2013) ]
Robot hoạt động trong môi trường phóng xạ
Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (AIST) và hãng Honda vừa công bố một robot chất lượng cao, chuyên dùng khảo sát bên trong tòa nhà chứa lò phản ứng hạt nhân bị tai nạn Fukushima.

Khớp cánh tay đa năng của robot gắn nhiều thiết bị công nghệ cao

Robot khảo sát đặc chủng này bao gồm một khung xe dạng bánh xích di động, được gắn một cánh tay máy có thể vươn dài đến 7m. Robot được điều khiển từ xa tới 400m, qua một cáp quang, cùng một mạng LAN không dây ở một tòa nhà tách biệt.

Robot nặng khoảng 1.100 kg. Nó di chuyển tốc độ 2km/h và có thể vượt qua vật cản vỡ nát mấp mô dưới bánh cỡ 6cm.

Nhờ sử dụng một máy ảnh chụp 3 chiều, một trạm laser đo khoảng cách và máy đo liều lượng phóng xạ gắn trên đầu chót cánh tay máy, các nhà khoa học có thể nhìn thấy hình ảnh video chi tiết đến từng centimet, và dữ liệu hình ảnh cấu trúc 3D, xác định chính xác các nguồn bức xạ, cường độ bức xạ hạt nhân từ mọi ngóc ngách trong khu vực nhà máy, là những nơi con người bó tay, không thể tiếp cận.

Cánh tay có 11 khớp, tạo thành nhiều bậc tự do, cho phép robot di chuyển linh hoạt, đa hướng, đa chiều, nó có thể cuộn tròn như con rắn, hoặc duỗi ra chui vào đường ống để kiểm tra. Trong khi chân đế là xe bánh xích nhỏ vẫn chuyển động theo lộ trình vạch sẵn.

Trên hình ảnh ta thấy robot có thể lên cao nhờ cơ cấu truyền lực như một vận thang (ngành xây lắp), để cánh tay máy có thể đo đạc, lấy số liệu trên nóc cao thiết bị, nhà máy. Có lúc cánh tay máy lại sục vào một góc hẹp, vừa soi đèn, vừa chụp ảnh, vừa tích lũy số liệu phóng xạ, nhiệt độ… Có lúc nó xoay trở giống như cánh tay máy phun sơn của một dây chuyền sản xuất ô-tô hiện đại.

Lấy được số liệu chính xác, trực tiếp, theo thời gian thưc, lại có hình ảnh 3D giúp con người điều khiển từ xa không bị nhiễm xạ, robot hiện đại này đã hỗ trợ đắc lực các nhà khoa học rút ra nhiều kết luận về thực trạng tai nạn ở nhà máy điện Fukushima.

Trong tương lai, khi nâng cấp, có thể robot này còn là tiền đề để phát triển thành những “kẻ mẫn cán” tháo dỡ nhà máy bị ô nhiễm hạt nhân một cách an toàn.

Trần Ninh (theo Gizmag)
Theo www.chinhphu.vn (ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->