Cơ khí [ Đăng ngày (07/05/2013) ]
Chế tạo thành công mặt nạ "Người sắt"
Các nhà khoa học Anh vừa cho trình làng một loại mặt nạ giống của siêu nhân "Người sắt" trong bộ phim ăn khách cùng tên của Hollywood, có khả năng giúp người đeo chúng tăng cường đáng kể thị lực và thính lực.

Là sản phẩm sáng tạo của các sinh viên trường Cao đẳng nghệ thuật Hoàng gia Anh, hai loại mặt nạ trên có chứa các thiết bị cảm biến giúp nâng cao khả năng nghe và nhìn của con người.

Theo các tác giả, mẫu mặt nạ dạng khẩu trang có khả năng phân tách các âm thanh trong một đám đông và nhắm tới đối tượng cần phải lắng nghe. Thiết bị này có thể phát triển thành một dạng sản phẩm trợ thính hoặc hữu dụng đối với những người mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD).

'Người sắt', mặt nạ, siêu nhân, tăng cường, thính lực, thị lực

Mẫu mặt nạ Eidos tăng cường thính lực. Ảnh: Daily Mail

"Các mặt nạ Eidos mang lại một số lợi ích chăm sóc sức khỏe, cụ thể là có thể sử dụng để tăng cường những tín hiệu cảm giác đã bị quá trình lão hóa hoặc sự khuyết tật làm suy yếu. Chẳng hạn như, chúng có thể giúp ích cho các bệnh nhân ADHD, những người thường cảm thấy khó khăn để tập trung trong các môi trường ồn ào và dễ bị phân tán. Mặt nạ Eidos giúp họ tập trung vào lời nói hoặc cuộc hội thoại thực sự cần thiết cho họ, mang tới một giải pháp thay thế cho thuốc điều trị như Ritalin", trích tuyên bố của nhóm sáng chế.

'Người sắt', mặt nạ, siêu nhân, tăng cường, thính lực, thị lực

Cận cảnh mẫu mặt nạ Eidos tăng cường thị lực cho người đeo. Ảnh: Daily Mail

Trong khi đó, mẫu mặt nạ như kính che mắt được trang bị một camera có nhiệm vụ truyền phát các dữ liệu hình ảnh tới một máy tính và gửi chúng quay trở lại mặt nạ. Những dữ liệu này sau đó được trình chiếu dưới dạng video đã được làm nổi bật hơn cho người đeo mặt nạ, giúp người dùng phát hiện các kiểu chuyển động, thay vì chỉ nhìn thấy một bức ảnh tua nhanh thời gian.

Nhóm tác giả của mặt nạ "Người sắt" trong đời thực tiết lộ, thông qua dự án đang theo đuổi, họ muốn "tăng cường các trải nghiệm của con người". Họ cũng bày tỏ hy vọng, các sáng chế của nhóm có thể được sản xuất đại trà để giúp các ngôi sao thể thao cải thiện thành tích cũng như ứng dụng cho những dự án nghệ thuật.

Tuấn Anh
Theo VietNamNet (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->