Môi trường [ Đăng ngày (15/03/2013) ]
Khử florua trong nước uống bằng cỏ
Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã chế tạo được một hệ thống lọc dựa vào cỏ làm thuốc, có khả năng loại bỏ florua trong nước uống nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ này được mô tả trên số báo tháng 3 của Tạp chí quốc tế Environmental Engineering, sử dụng các bộ phận của cỏ Tridax procumbens làm bộ lọc các bon sinh học cho ion này.

Nước uống có thể chứa florua tự nhiên hoặc florua được các nhà máy nước bổ sung vào làm chất bảo vệ răng. Tuy nhiên, sự hiện diện của nó không phải không gây tranh cãi vì trong một số loại nước uống tự nhiên, hàm lượng florua cao hơn mức an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Chuyên gia hóa học Malairajan Singanan thuộc trường Presidency ở Chennai nhấn mạnh, các hướng dẫn của WHO qui định mức độ an toàn của florua là 1,5 miligram/lít. Nhiều kỹ thuật giảm hàm lượng florua đã được thử nghiệm như đông tụ, hút bám, kết tủa, trao đổi ion, thẩm thấu ngược và thấm tách bằng điện. Tuy vậy, các ion kim loại có ái lực với florua trong chất nền các bon sinh học được cho là một cách tiếp cận mới triển vọng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cỏ Tridax procumbens, thường được sử dụng làm thuốc ở Ấn Độ như là chất hấp thu các bon sinh học cho florua. Trước đây, cỏ đã được thử nghiệm để khử các kim loại nặng độc hại khỏi nước. Bằng cách đưa vào mô cỏ của các ion nhôm, có thể chế tạo được một bộ lọc các bon sinh học an toàn, sẽ hút các ion florua trong nước ấm khoảng 27oC chảy qua bộ lọc. Các thử nghiệm cho thấy chỉ mất 3 giờ để khử 98% florua bằng bộ lọc các bon sinh học có trọng lượng 2g.

Bộ lọc các bon sinh học cung cấp một phương pháp rẻ tiền để khử florua trong nước tại các vùng có hàm lượng florua tự nhiên trong nước ngầm cao, gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Tây Ấn, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Mêxicô, Bắc và Nam Mỹ. Bộ lọc này cũng thích hợp với những người tiêu dùng muốn giảm tiếp xúc với florua, bẩt kể các lợi ích của nó với răng, ở nhiều nơi trên thế giới nơi nó được bổ sung vào nguồn cung cấp nước vì các lý do về sức khỏe cộng đồng.

Nguồn: NASATI (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->