Cơ khí [ Đăng ngày (19/12/2012) ]
"Cử" thêm robot đến Fukushima
Hãng Hitachi vừa mới ra mắt chú Robot mới – có tên ASTACO-Sora - để thực hiện công việc dọn dẹp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị phá hủy bởi trận động đất và sóng thần hồi năm ngoái.

Robot ASTACO-Sora

Khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại Fukushima, ngành công nghiệp robot của Nhật Bản bị chỉ trích vì đã không phát triển các robot mang tính thực tế hơn để giúp dọn dẹp những khu vực bị nhiễm phóng xạ. Trước tình hình đó, Hitachi đã phát triển robot ASTACO-Sora và dự kiến sẽ đưa robot đến nhà máy hạt nhân Fukushima trong năm tới để dọn dẹp đống đổ nát nhiễm phóng xạ đầy độc hại.

Robot này nặng 2.5 tấn, di chuyển với vận tốc 2.6km/h, hoạt động liên tục trong 15 giờ đồng hồ nhờ vào động cơ diesel. Mỗi cánh tay của robot có thể nâng vật nặng lên đến 150kg. Nhờ các cánh tay có thể gập vào bên trong nên nó có thể làm việc trong những không gian chật hẹp. Các cánh tay của robot có thể vươn xa đến 2.5m và được trang bị với các dụng cụ khác nhau để cắt hoặc nâng các vật. Ngoại trừ một cánh tay dài hơn có gắn camera có thể vươn xa 6,5 mét để thực hiện công tác khảo sát môi trường, các dụng cụ này có thể được trao đổi một cách dễ dàng thông qua một trạm điều khiển.

Robot ASTACO-Sora được vận hành không dây thông qua một bảng điều khiển chuyên dụng, cung cấp cho những người điều khiển nhiều góc nhìn khác nhau xung quanh robot thông qua sáu máy ảnh. Một cảm biến laser có thể giúp hướng dẫn robot đi qua các hành lang và xử lý các chướng ngại trên đường đi. Không giống như robot MHI-Meister của Mitsubishi, ASTACO-Sora không thể leo lên cầu thang và chỉ có thể di chuyển qua những chướng ngại vật cao 8 cm. Máy đo trên robot sẽ đo mức độ nhiễm phóng xạ, sau đó các dữ liệu được thu thập và lưu trữ tại trạm điều khiển.

Trương Vân (theo Inhabitat)
Theo Baodatviet.vn (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->