Cơ khí [ Đăng ngày (27/11/2012) ]
Mỹ phát triển lựu đạn điện từ
Quân đội Mỹ muốn có một loại lựu đạn vi ba mạnh (HPM) để chống nguy cơ mìn và thiết bị nổ tự tạo.

Loại lựu đạn phát ra xung điện từ mạnh khi nổ là đề tài ưa thích của các nhà văn viễn tưởng và các chuyên gia thiết kế trò chơi máy tính.

Ý tưởng này cũng cuốn hút cả giới quân sự Mỹ, chỉ có điều họ muốn dùng vũ khí điện từ không phải để tiêu diệt phương tiện của người ngoài hành tinh mà để kích nổ các quả mìn và thiết bị nổ tự tạo.

Lầu Năm góc đã công bố yêu cầu phát triển “lựu đạn vi ba uy lực mạnh” (HPM), có khả năng phát xung điện từ tiêu diệt thiết bị điện tử và kích hoạt các ngòi nổ. Về lý thuyết, các bộ phận điện của mìn tự tạo và các loại đạn dược sẽ bị quá tải bởi bức xạ điện từ mạnh phát ra bởi lựu đạn, làm cho ngòi nổ bị kích hoạt.

Các nhà thiết kế sẽ phải hoàn thành hàng loạt yêu cầu phức tạp.

Trước hết, lựu đạn điện từ phải nhỏ gọn: ở kích thước đạn lựu 40 mm dùng cho súng phóng lựu kẹp nòng, đạn rocket chống tăng cá nhân hay đầu đạn tên lửa chống tăng Javelin và rocket hàng không Hydra.

Theo ghi chép năm 2011 của kỹ sư Larry Altgilbers, người hiện điều hành dự án vũ khí điện từ mới, đạn dược điện từ có thể dựa trên hai 2 nguyên lý hoạt động:

+ Nguyên lý nổ - khi mà xung được tạo ra bởi vụ nổ ép cesium iodide đơn tinh thể;

+ Nguyên lý không nổ - nhờ các nguồn bức xạ điện từ “truyền thống”;

Liên quan đến dự án lựu đạn HPM, nguyên lý không nổ khó có triển vọng vì để phát ra xung đủ mạnh đòi hỏi thiết bị nặng. Kể cả sử dụng các chất siêu dẫn cũng không giải quyết được vấn đề, bởi lẽ dẫu sao vẫn đòi hỏi nguồn nuôi mạnh, hơn nữa các chất bán dẫn cần phải làm lạnh đến nhiệt độ siêu lạnh.

Bởi vậy, giới quân sự Mỹ chắc chắn sẽ nhận được thiết kế lựu đạn HPM sử dụng nguyên lý ép nổ từ trường. Về lý thuyết, uy lực của lựu đạn này nổ ở gần một quả bom không được bảo vệ đặc biệt là đủ để kích hoạt ngòi nổ điện.

Việc sử dụng loại đạn dược như thế sẽ rất đơn giản: người lính rút chốt và ném lựu đạn HPM vào nơi nghi có bom, chẳng hạn vào khung cửa một tòa nhà

Nam Xương
Theo Báo Đất Việt (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->