Cơ khí [ Đăng ngày (24/11/2012) ]
Robot đuổi chim tại Hàn Quốc
Những cỗ máy xua đuổi chim đầu tiên trên thế giới đã dùng tia laser và loa để xua đuổi những con chim gần sân bay.

Chim trở thành nỗi lo ngại lớn đối với các sân bay quân sự và dân sự trên toàn thế giới. Những con vật trên trời có thể gây thiệt hại lớn nếu chúng lao trúng máy bay hoặc bị hút vào bên trong các động cơ.

Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc cùng LIG Nex1, một công ty con của tập đoàn điện tử LG tại Hàn Quốc, cùng phát triển một robot có khả năng chống các cuộc tấn công của chim, kênh truyền hình KBS đưa tin. Với chiều dài 2,5 m và khối lượng 1,2 tấn, robot của họ được trang bị loa công suất lớn, thiết bị phóng tia laser màu xanh lục, các camera, cảm biến âm thanh. Một camera của robot có khả năng quan sát vào ban ngày, một camera quan sát ban đêm và một camera có thể chụp ảnh vật thể phát ra nhiệt ở phía sau một vật thể khác.

Kênh Channel A cho biết, robot đuổi chim vận hành theo chế độ bán tự động, nghĩa là con người có thể điều khiển nó từ xa. Nó đuổi chim bằng loa và tia laser. Loa của chim phát ra tiếng kêu của những loài chim săn mồi phổ biến nhất và những giai điệu nhạc pop. Các camera có khả năng phát hiện những con chim có chiều dài thân từ 30 cm trở lên ở khoảng cách 300 m. Vào ban đêm, robot có thể phóng ra những tia laser xanh có chiều dài tới 1.200 m để xua chim.

Các thử nghiệm đầu tiên đối với robot đuổi chim đã được tiến hành tại một căn cứ không quân của Hàn Quốc từ năm 2011. Hiện nay người ta đã đưa chúng tới nhiều sân bay tại Hàn Quốc. Nhóm thiết kế robot cũng muốn xuất khẩu sản phẩm của họ ra nước ngoài.

Minh Long
Theo VnExpress (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->