Ảnh minh họa
Có thể coi việc đồng bào dân tộc cải cách vật liệu xây dựng là cách "hô biến nhà gỗ” bảo vệ môi trường.
Gạch không nung là loại sau nguyên công định hình sẽ tự đóng rắn, đạt các chỉ số về cường độ nén, uốn, độ hút nước..., không cần sử dụng nhiệt để nung nóng gạch. Phát triển vật liệu này được xem là cuộc cách mạng về công nghệ vật liệu xây dựng, giúp cho ngôi nhà thân thiện hơn với môi trường.
Tại Bắc Kạn, do địa bàn đồi núi, giao thông khó khăn nên những nơi ô tô không tới được, người dân không còn cách nào khác phải dùng xe công nông, ngựa thồ, xe máy, thậm chí là sức người để chuyển gạch từng ít một. Giá gạch nung vốn đắt, nếu thêm công vận chuyển càng đắt hơn. Ở vùng cao biên giới, có đủ rừng cây, rừng đá, nhưng vì lợi ích cộng đồng, xã hội, người Hà Giang sử dụng gạch không nung sản xuất tại địa phương sẽ không chặt gỗ trong rừng hay khai thác đá trái phép để làm vật liệu dựng nhà, chưa kể việc vận chuyển gạch không nung đến vùng sâu, vùng xa cũng hết sức thuận lợi vì nhẹ.
Do gạch được sản xuất to hơn gạch nung nên việc xây dựng nhanh hơn, giảm tải trọng lên khung, cột ngôi nhà.
Trong tương lai, gạch không nung sẽ được người vùng cao tiếp nhận bởi tính ưu việt của nó. Nhưng để thay đổi một tập quán lâu đời trong cộng đồng là làm nhà gỗ, gạch nung, các doanh nghiệp phải giúp người tiêu dùng thấy được ưu điểm vượt trội của vật liệu mới thân thiện môi trường, chủ động quảng cáo sản phẩm của mình.
Hiện nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi đầu tư sản xuất gạch không nung như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được tranh thủ lãi suất ưu đãi của chương trình kích cầu của Chính phủ. Các công trình tại địa phương có vốn do nhà nước cấp cần đi trước làm gương sử dụng vật liệu này. Có vậy người dân mới quan tâm sử dụng, nhất là đồng bào vùng cao. |