Cơ khí [ Đăng ngày (25/09/2012) ]
Robot mô phỏng hình dáng loài cá ngừ
Mới đây nhất, tại Ban Khoa học và Công nghệ trực thuộc trường Đại học An ninh Quốc gia Mỹ (U.S Department of Homeland Security - DHS) các nhà nghiên cứu đã hoàn thành việc chế tạo một robot do thám dưới nước mô phỏng hình dáng của loài cá ngừ mang tên BIOSwimmer.

Đối với các loài vật có khả năng huấn luyện được hoặc những loài vật có những bản năng quen thuộc để con người sử dụng như chó hay ong thì việc chế tạo các loại robot mô phỏng chúng chỉ mang tính nghiên cứu, giải trí hay thương mại, những sản phẩm này không có tính thực tế. Bạn sẽ làm gì với một con chó robot? Sẽ lại đưa chúng đi dạo hay bầu bạn với chúng? Những hành động ấy hoàn toàn có thể làm được với một con chó thật. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng thể huấn luyện nổi một con cá ngừ để chúng chịu đeo camera và hoạt động theo ý muốn của bạn. BIOSwimmer là một robot cơ khí, có thể điều khiển theo ý muốn người sử dụng, nó được chế tạo bắt chước theo gần như hoàn chỉnh hình dạng của loài cá ngừ.

Con robot này ngoài giống một chú cá ngừ, mặc dù được thiết kế, chế tạo trong xưởng máy nhưng loại robot này vẫn có thể chuyển động vô cùng linh hoạt giống như những con cá thật. Những phần vỏ, vây của BIOSwimmer giúp chúng có được khả năng chuyển động hoàn hảo dưới mặt nước. BIOSwimmer mang trên mình một bộ xự lý nhỏ quản lý việc định vị, liên lạc, cũng như các máy cảm ứng gắn trên nó. Những bộ cảm ứng giúp cho con robot này cảm nhận được không gian xung quanh và có thể hoạt động tự động trong những tình huống đặc biệt. 

Trước khi BIOSwimmer ra đời, đã tồn tại rất nhiều loại tàu do thám không người lái dưới mặt nước. Tuy nhiên, các loại tàu do thám khác đều có kích cỡ quá khổ, không thích hợp trong việc hoạt động tại những khu vực nhỏ hẹp như dải đá ngầm, các vùng nước nông…Trong những trường hợp này, BIOSwimmer là sản phẩm hoàn hảo để những chuyên gia lựa chọn. BIOSwimmer được chế tạo nhằm mục đích nghiên cứu cuộc sống tự nhiên dưới mặt nước thay cho thợ lặn hoặc những máy camera nặng nề và vướng víu trước đây. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc giới quân sự có thể sử dụng loại robot này để thám sát những mục tiêu gần mặt nước hoặc sử dụng như những camera di động dưới mặt nước tại các vùng biên giới.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học An ninh Quốc gia Mỹ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện con robot này. Những giai đoạn cuối trước khi hoàn thành BIOSwimmer sẽ được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu đến từ Nhóm phát triển hệ thống trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston tại Waltham, Massachusetts.

Nguồn: Genk.vn (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->