Cơ khí [ Đăng ngày (21/08/2012) ]
Phuộc nhún chống... giật mình
“Mỗi lần ba chở mình đi học lọt xuống ổ gà thì bực ơi là bực. Vừa giật mình vừa ê mông, mình phải hỏi ba ngay về “kẻ” đã gây ra “tội ác” trên: đó chính là cái phuộc nhún!”, bạn Nguyễn Vĩnh Hưng (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) kể...

Bạn Nguyễn Vĩnh Hưng và chiếc xe máy với ứng dụng “phuộc nằm ngang cho xe hai bánh” -Ảnh: Minh Đức 
Ngắm nghía chiếc phuộc nhún nằm thẳng đứng trong xe, Vĩnh Hưng nảy ra ý tưởng lật ngang kẻ gây tội để xem “hắn” thay đổi thế nào. Hưng thử hỏi ý kiến ba. Không ngờ ba đồng ý “đỡ đầu” phần kỹ thuật ngay. Hưng lấy giấy vẽ một bản vẽ kỹ thuật thô thể hiện ý tưởng ban đầu. Là người trong nghề nên ba giúp Hưng chỉnh sửa đôi chỗ trước khi đặt thợ gia công đúng theo bản vẽ.

Một thời gian ngắn sau, chiếc phuộc theo thiết kế mới của Hưng được gắn ngay ngắn vào xe máy. Hai cha con hăm hở dắt xe ra đường chạy thử. Chiếc xe chạy êm ru qua cả đoạn đường dài, kể cả những chỗ có ổ gà mà không gặp bất cứ trở ngại nào...

Theo quan sát của ba Hưng suốt nửa năm, chiếc xe sau khi đã lật ngang phuộc nhún có khả năng tiết kiệm khoảng 10% lượng xăng tiêu thụ. Đồng thời xe chạy hoàn toàn ổn định. Hưng thích thú mang ý tưởng của mình đi dự cuộc thi Sáng tạo trẻ dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM lần 7-2012 do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức.

Dù ý tưởng chỉ đoạt giải khuyến khích nhưng ba và Hưng rất phấn khởi. “Tôi vui vì phát hiện con tôi có óc sáng tạo. Đôi khi những đứa có học lực không xuất sắc lại nảy ra những sáng kiến hay ho”, ba Hưng nói.

Hưng cho biết chiếc phuộc ngang này tuy được thiết kế riêng cho xe máy ba Hưng đang sử dụng, nhưng bạn có thể dễ dàng làm những chiếc phuộc ngang khác phù hợp với kết cấu của từng loại xe máy hiện hành. Vì vậy, Hưng ấp ủ dự định mang ý tưởng đi xa hơn bằng cách tham gia cuộc thi sáng tạo cấp quốc gia.

“Dù đoạt giải hay không thì mình cũng muốn giới thiệu với mọi người về ý tưởng này. Mình không muốn lãng phí sự hỗ trợ của ba khi giúp mình biến ý tưởng thành hiện thực” - Hưng chia sẻ.

Hà Thanh
Theo tuoitre.com.vn (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->