Cơ khí [ Đăng ngày (14/08/2012) ]
Trình diễn robot Nhật Bản tại Việt Nam
Hơn 200 người xem tại Hội trường Trường Đại học FPT đã không khỏi ngạc nhiên trước những chú robot "giống như người" do Nhật Bản đưa trình diễn

Những con robot được mang sang Việt Nam trình diễn (Ảnh: Minh Cường)

Robot đấu vật Sumo; robot nhào lộn rồi quỳ xuống chơi đàn hay con robot biết cúi đầu chào khán giả rồi đá bóng vào gôn... Những chú robot này đã khiến cho hơn 200 người xem tại Hội trường Trường Đại học FPT đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Những tiếng ồ lên và vỗ tay không dứt.

Những con robot được mang sang Việt Nam trình diễn (Ảnh: Minh Cường)

Đó là không khí tại buổi "Thuyết trình và trình diễn công nghệ chế tạo robot tiên tiến của Nhật Bản" do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản-Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam và Đại học FPT phối hợp tổ chức chiều 13/8 tại Hà Nội.

Trần Anh Tuấn, Sinh viên năm 4 trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ, thật là thú vị khi được tận mắt chứng kiến những con robot có thể làm những động tác giống như con người một cách mềm dẻo và thuần thục.

Tuy nhiên, theo ông Nobou Yamato, Chủ tịch, GĐ điều hành Công ty Vstone, một công ty chuyên sản xuất Robot của Nhật Bản đây mới chỉ là các con robot đơn giản, bởi Nhật Bản đã và đang chế tạo những con robot bằng công nghệ Android, khiến chúng gần gũi với con người.

Ông Nobou Yamato, Chủ tịch, GĐ điều hành Công ty Vstone trình diễn các con robot

(Ảnh: Minh Cường)

GS.TS Hiroshi Ishiguro, nhà thiết kế robot nổi tiếng thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản), người được vinh danh là một trong 100 thiên tài sống của thế giới. Ông đã dành tất cả lòng nhiệt huyết của mình vào việc nghiên cứu và phát triển hệ điều hành Android gần với đời sống mang tên gọi "Geminoids" để tìm hiểu con người thông qua các con robot.

“Các bạn sẽ thấy rất bình thường nếu bạn bắt gặp hai người đang ngồi nói chuyện với nhau tại một quán cà phê nào đó nhưng thực ra một trong hai người đó là con Android. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa Android và con người bởi Android là một con robot mang hình dáng người”, GS Hiroshi Ishiguro.

Theo ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT, buổi thuyết trình và trình diễn công nghệ Android và robot tiên tiến của Nhật Bản tạo cơ hội cho các sinh viên Việt Nam được chứng kiến công nghệ chế tạo robot tiên tiến nhất hiện nay của Nhật Bản, đặc biệt là những kiến thức về trí tuệ nhân tạo, thiết kế phần mềm cho robot, ứng dụng robot trong đời sống

Sau Hà Nội, điểm đến tiếp theo của chương trình này sẽ là TP.HCM vào ngày 15/8/2012 và sau đó là các nước Đông Nam Á.

Minh Cường
Theo Baodatviet.vn (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->