Cơ khí [ Đăng ngày (09/07/2012) ]
Vệ tinh siêu nhỏ F1 made in Vietnam
Sau 3 năm nghiên cứu và chế tạo, vệ tinh siêu nhỏ F1 của nhóm các nhà khoa học trẻ Viện nghiên cứu công nghệ, Đại học FPT vừa được chứng nhận an toàn bay của cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA.

Theo dự kiến, ngày 21/7 tới đây, F1 cùng 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ sẽ được phóng lên trạm vũ trụ quốc tế ISS, sau đó đến tháng 9, sẽ được đưa ra quỹ đạo trái đất.

Khác với các vệ tinh truyền thống phải mất nhiều năm chế tạo, đầu tư hàng triệu đôla, vệ tinh siêu nhỏ kích thước 10x10x10 cm, nặng 1 kg có thời gian phát triển rất ngắn, từ 3 năm đến vài tháng. Tuy nhiên, đây lại là cách giúp sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ tiếp cận và năm bắt kỹ thuật và chế tạo vệ tinh nhanh nhất. Từ năm 2008, nhóm nghiên cứu gồm 10 người còn rất trẻ đã bắt tay vào chinh phục một sản phẩm công nghệ mới.

Đinh Công Trí, Thành viên Fspace chia sẻ: Khó nhất là đặt ra mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây, nhóm nghiên cứu đã rất kiên trì và năng động khi thường xuyên có sự trao đổi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm từ nhiều khu vực trên thế giới”.

Việc chế tạo vệ tinh siêu nhỏ hay còn gọi là cubesat đã được phát triển thành 1 xu hướng trên thế giới trong khoảng 10 năm nay. Ở Việt Nam, vệ tinh siêu nhỏ cũng đã được nghiên cứu chế tạo nhưng điều mà các chuyên gia trong ngành đánh giá cao nhất ở Fspace là sự kiên trì, tinh thần làm việc khoa học và đi được đến đích cuối cùng. Đó chính là cơ hội để một vệ tinh của Việt Nam do các nhà khoa học Việt Nam phát triển được phóng lên vũ trụ.

GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu về KH&CN Vũ trụ Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: “Một vệ tinh phải test rất nhiều tiêu chuẩn: độ rung, nhiệt độ... để an toàn bay. Được Nhật chấp nhận và đã thành công”.

Trước khi được chuyển sang Nhật bản để được phóng lên vũ trụ nhờ tên lửa đẩy HII-B của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA)", vệ tinh F1 đã mang trong mình 1 thẻ nhớ, trong đó có hình ảnh đất nước con người Việt Nam, 54 dân tộc anh em, những bài hát nổi tiếng và cả hơn 7.500 lời nhắn với những hy vọng về tương lai, về những chân trời mới. Thêm một bước đi mới chinh phục không gian của công nghệ Việt.

Nguyễn Ánh
Theo VTV (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->