Cơ khí [ Đăng ngày (10/06/2012) ]
Giáo viên robot đọc suy nghĩ học sinh
Một giáo viên robot có khả năng giám sát mức độ tập trung của học sinh và thu hút sự chú ý của bọn trẻ hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng ngủ gật.

Các thử nghiệm cho thấy robot này có thể tăng cường lượng kiến thức mà học sinh nắm được từ bài học.

Vấn đề với các khóa học online là thường không thể biết được học sinh có tập trung và tham gia vào bài học hay không. Không giống như robot, giáo viên con người có nhiều kỹ năng để giữ cho cả lớp tập trung như thay đổi tông giọng hoặc sử dụng cử chỉ. Các chuyên gia Bilge Mutlu và Dan Szafir thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) muốn tìm hiểu xem liệu một robot có thể sử dụng những kỹ năng tương tự để cải thiện lượng kiến thức mà một học sinh có thể thu thập hay không. Họ đã lập trình cho một chú robot hình người Wakamaru, kể cho học sinh nghe một câu chuyện, sau đó kiểm tra xem chúng nhớ được bao nhiêu.

Mức độ tham gia vào bài học được giám sát bằng cách sử dụng một thiết bị cảm biến điện não đồ (EEG) để theo dõi khu vực FP1 của bộ não, nơi quản lý việc học tập và sự tập trung. Khi có sự sụt giảm đáng kể một số tín hiệu não cho thấy mức độ chú ý của học sinh giảm, hệ thống sẽ gửi tín hiệu đến robot để kích hoạt một gợi ý (ra dấu).

Đầu tiên, giáo viên robot kể một câu chuyện ngắn về các loài động vật tạo thành bộ con giáp âm lịch để lấy một bản đọc EEG cơ sở. Tiếp theo, robot kể một câu chuyện dài hơn (10 phút) dựa trên một chuyện cổ tích dân gian Nhật Bản mà học sinh có thể chưa được nghe trước đó. Trong lúc kể chuyện, robot sẽ lên giọng hoặc dùng tay đưa ra cử chỉ thu hút sự tập trung của học sinh nếu mức độ EEG xuống thấp. Hai nhóm khác được thử nghiệm nhưng robot không ra hiệu, hoặc phân tán dấu hiệu một cách ngẫu nhiên trong lúc kể chuyện. Sau đó, học sinh được hỏi về các con giáp để đánh lạc hướng chúng trước khi được hỏi một loạt về câu chuyện cổ tích Nhật.

Kết quả, học sinh được robot ra hiệu khi sự tập trung của chúng giảm nhớ lại câu chuyện tốt hơn 2 nhóm còn lại. “Ý tưởng khôi phục sự chú ý đang giảm dần của học sinh bằng cách này sẽ có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục”, ông Andrew Ng, giám đốc Phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo của Đại học Stanford (Mỹ) phát biểu.

Nguồn: Khoahoc.com.vn (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->