Cơ khí [ Đăng ngày (16/05/2012) ]
Điezel hóa ca-nô BMK-150
Ca-nô BMK-150 được trang bị cho các đơn vị công binh sử dụng để kéo dắt phao PMP khi lắp cầu nối hoặc lai dắt phà từ phao PMP. Ngoài ra, ca-nô còn được sử dụng trong chỉ huy, tuần tiễu, cơ động chiến đấu, cứu hộ cứu nạn…

Ca-nô BMK-150 được lắp 2 động cơ xăng một dãy 6 xy-lanh. Đây là loại động cơ xăng thế hệ cũ, công suất nhỏ. Qua thời gian dài sử dụng, hiện nay, động cơ đã xuống cấp, không phát huy hết công suất như ban đầu. Hơn nữa, lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng lớn hơn, trong khi độ tin cậy hoạt động lại giảm. Việc bảo đảm kỹ thuật cho ca-nô BMK-150 ở các đơn vị cũng ngày càng khó khăn do khan hiếm vật tư thay thế. Do đó, việc nghiên cứu điezel hóa 2 động cơ chính của ca-nô BMK-150 là nhiệm vụ cần thiết. Thay động cơ xăng bằng động cơ điezel cho ca-nô BMK-150 mang lại nhiều ưu điểm: Động cơ điezel có độ bền cao, làm việc tin cậy và ít phải bảo dưỡng hơn so với động cơ xăng; tiết kiệm đáng kể nhiên liệu (giảm tiêu hao nhiên liệu từ 30% đến 40%).

Cục Kỹ thuật (Binh chủng Công binh) phối hợp với Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu thiết kế và thực hiện điezel hóa thành công ca-nô BMK-150. Động cơ điezel được lựa chọn là loại động cơ có lắp bơm tăng áp được thiết kế nhỏ gọn với công suất lớn nhất là 90 mã lực, tương đương với động cơ nguyên thủy. Kích thước lắp ráp của động cơ phù hợp với khoang động lực của ca-nô BMK-150, không làm thay đổi nhiều đến kết cấu chung cũng như khả năng chịu tải của ca-nô. Ngoài ra, động cơ thay thế có giá thành rẻ, phụ tùng thay thế sẵn có trên thị trường.

Ca-nô BMK-150 sau khi cải tiến (cải tạo, nâng cấp hệ thống động lực; cải tạo, nâng cấp hệ thống điện và các cơ cấu điều khiển; khôi phục các cụm hệ thống khác…) đã nâng cao đáng kể tính năng kỹ chiến thuật, tuổi thọ, khả năng SSCĐ cũng như độ tin cậy khi hoạt động so với sản phẩm cũ.

Phương Hiền
Theo QĐND (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->