Nông nghiệp [ Đăng ngày (10/05/2012) ]
Giải pháp cứu vựa lúa châu Á
Công nghệ tái nạp tầng ngậm nước (Managed Aquifer Recharge -MAR) là giải pháp vừa được các nhà khoa học đề xuất để cứu vựa lúa châu Á trước đe dọa của biến đổi khí hậu.

Tại một hội thảo về nông nghiệp thông minh ở châu Á vừa được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, một trong những giải pháp được đề cập là sử dụng công nghệ MAR - nghĩa là để dành một số diện tích đất tại các vùng thượng nguồn sông lớn để thu và giữ nước lũ trong tầng ngậm nước tự nhiên, sau đó bơm nước cung cấp cho nông nghiệp vào mùa khô. 

Kỹ thuật này đang được sử dụng ở một số khu vực khô cằn ở Australia và nam châu Âu, nhưng chưa được sử dụng ở những vùng ẩm ướt thường xuyên có mưa như Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ MAR ở Đông Nam Á là khả thi, vì nó có thể giải quyết cùng lúc hai vấn đề, gồm lũ lụt và hạn hán.

“Tính toán trước đây cho thấy khoảng 100 km2 đất dành ra để tích nước có thể dự trữ đủ nước để tưới cho 2.000 km2 diện tích nông nghiệp” - Matthew McCartney, nhà khoa học nghiên cứu thủy văn ở Viện quản lý nước quốc tế, giải thích. Thay vì lập nên một vùng lòng chảo lớn tích nước, các nhà khoa học cho rằng có thể tạo ra nhiều vùng lòng chảo nhỏ hơn để phù hợp với địa hình ở từng khu vực.

Biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ khiến lũ lụt xảy ra thường xuyên và ghê gớm hơn ở Đông Nam Á, gây đe dọa vựa lúa của thế giới và cuộc sống của hàng triệu người. Các nước ở Đông Nam Á và Nam Á là nơi sinh sống của hơn 30% dân số thế giới, và khoảng một nửa trong số đó phụ thuộc vào nông nghiệp – chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra còn có các cây lương thực khác như lúa mì. Nhưng theo Ngân hàng thế giới, tình trạng ấm lên toàn cầu có thể làm mất 10 - 30 % sản lượng nông nghiệp trong vòng 30 năm tới. 

Một vài thay đổi đã hiển hiện trước mắt. Ví dụ, mức nước biển ngày càng tăng dẫn tới tình trạng ngập mặn trầm trọng hơn ở vùng đồng bằng sông Mekong của Việt Nam, khiến một số người đã phải bỏ trồng ngô để chuyển sang nuôi tôm. Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), mức nước biển ngày càng cao sẽ làm tăng diện tích ngập mặn ở nhiều khu vực trồng lúa phì nhiêu dọc các con sông chính ở châu Á. 

Nguồn: Đất Việt (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->