Cơ khí [ Đăng ngày (07/04/2012) ]
Robot cá thông minh
TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cùng nhóm cộng sự nghiên cứu thiết kế chế tạo robot cá có thể tự động bơi, lặn trong môi trường nước.

Robot cá là sự kết hợp của cơ chế sinh học với kỹ thuật robot. Robot cá có kích thước 554 x 160 x 100mm, cân nặng 2kg, điện áp hoạt động 5V, dòng điện cực đại đạt 650mA.

Đầu cá làm từ nhựa composite, thân cá được gia công bằng nhựa POM, có dạng hình khối hình chữ nhật rỗng, chỉ một mặt có khả năng tháo lắp, mặt đối diện có 2 tầng lỗ để gắn trục và gioăng chống thấm khi chuyển động. Ngoài ra, còn có các lỗ bắt ốc để cố định động cơ và gắn chặt nắp hộp kín hoàn toàn.

Thử nghiệm cho thấy, robot cá có khả năng lặn ở độ sâu 1m, vận tốc bơi 0,25m/s và hoạt động được trong 3,5 giờ. Trên mình cá được gắn các cảm biến hồng ngoại để tránh vật cản, đo vận tốc di chuyển, camera quan sát, thiết bị kiểm tra không phá hủy, la bàn xác định phương hướng. Trong quá trình hoạt động dưới nước, cá sẽ truyền sóng vô tuyến, hình ảnh dưới nước về máy tính trên mặt đất. Với thông tin truyền về có thể vẽ được bản đồ dưới mặt nước, cung cấp hình ảnh hiện trạng.

Robot cá này có thể dùng trong việc khảo sát chân đê, kiểm tra hồ chứa, tìm ra các hư hỏng trong các hệ thống dẫn nước đường ống, nghiên cứu cơ chế chuyển động của một số loài sinh vật phục vụ cho công tác giải trí như làm phim, làm cá giả.

Hiện tại, TS Nguyễn Trường Thịnh và cộng sự đang trong giai đoạn hoàn thành hợp đồng chế tạo robot này cho một công ty về xử lý nước thải tại TPHCM.    

Quỳnh Hương
Theo Kienthuc.net.vn (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->