Cơ khí [ Đăng ngày (12/03/2012) ]
Mỹ chế tạo robot quân sự siêu tốc
Các nhà khoa học Mỹ cho biết robot mới “vua tốc độ trên cạn” có khả năng hoạt động hỗ trợ các binh lính hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả hơn.

Theo cơ quan nghiên cứu công nghệ cao (DARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ, robot không đầu được gọi là Cheetah. Nó có thể "phi nước đại" với vận tốc 29km/h trên máy chạy bộ trong phòng thí nghiệm - vượt kỷ lục về tốc độ của một robot có bốn chân lập trước đó là 21km/h.

DARPA đã tài trợ cho công ty Boston Dynamics, Massachusetts trong việc chế tạo Cheetah. Đây là dự án nằm trong nỗ lực phát triển các loại robot quân sự.

“Chúng tôi có kế hoạch chuyển robot mới từ phòng thí nghiệm sang chiến trường sớm nhất có thể. Chúng tôi thực sự muốn biết yếu tố nào có thể giúp robot di chuyển nhanh”, Alfred Rizzi, một chuyên gia trong lĩnh vực robot cho biết.

Chuyển động của Cheetah được mô phỏng theo động vật hoang dã - những loài chạy nhanh. Nó được thiết kế linh hoạt, có thể uốn cong hay duỗi thẳng các chi nhằm tăng chiều dài sải chân và nâng cao tốc độ di chuyển.

Phiên bản hiện tại đang hoạt động phụ thuộc vào máy bơm thủy lực và hệ thống ống bên ngoài. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ thiết kế mẫu robot chạy tự động mà không cần bất kì thiết bị hỗ trợ nào vào cuối năm nay.

Dự án kéo dài bốn năm kể từ tháng 02/2011 nhằm chế tạo robot mới, có thể chạy zíc zắc để truy đuổi, lẩn trốn hay dừng đột ngột.

Công ty Boston đã xây dựng robot theo những mô hình khác nhau dựa trên các động vật, bao gồm BigDog - loại robot được sử dụng tại những địa hình đồi núi hiểm trở, được thiết kế có khả năng tái chế năng lượng từ các bước chạy. Và nó sử dụng móng vuốt nhỏ của sáu chân để leo lên tường, cây, hàng rào và dùng cái đuôi để giữ thăng bằng giống như con thằn lằn.

Noel Sharkey, giáo sư tại đại học Sheffield cho biết: "Thành tựu mới là một bước đột phá trong lĩnh vực robot. Nghiên cứu đã tạo ra kẻ hủy diệt với tốc độ nhanh hơn con người. Cheetah có thể nhanh chóng vượt qua chiến trường để săn lùng và tiêu diệt kẻ thù".

Hiện nay, điều khiến các chuyên gia lo ngại nhất là phiên bản này không có hệ thống trí tuệ nhân tạo để phân biệt giữa dân thường và quân địch. Do đó, robot mới có thể gặp rắc rối với luật chiến tranh nếu nó hoạt động.

Nguồn: khoahoc.com.vn (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->