Cơ khí [ Đăng ngày (08/01/2012) ]
Nghiên cứu chế tạo dây nano silic
Dây nano silic đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, do tính chất vật lý mới lạ của chúng và tiềm năng ứng dụng trong việc hiện thực hóa các thiết bị nano đa chức năng, như: bộ phát sóng ánh sáng với bước sóng vùng ánh sáng xanh, cảm biến quang học với độ nhạy sáng cao…

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy, Vương Xuân Anh, Hà Việt Anh, Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Hữu Lâm, Trường đại học bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo dây nano silic bằng phương pháp bốc bay nhiệt và phương pháp phún xạ catod. Đặc biệt, phương pháp này chưa được đề cập trong bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu về dây nano Si trên thế giới.
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về chế tạo và tính chất của cấu trúc nano một chiều, như dây nano hay ống nano phát triển mạnh mẽ vì chúng là nền tảng cơ bản của công nghệ nano. Một số những ứng dụng sử dụng cấu trúc nano một chiều đã được nghiên cứu như: thiết bị có cấu trúc nano, các thiết bị sử dụng chất nền linh hoạt và các ứng dụng cảm biến.
Dây nano Si được chế tạo với nhiều phương pháp khác nhau: epitaxy, bốc bay chùm điện tử, hỗ trợ từ nguồn laser, lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD)… chủ yếu đều dựa trên cơ chế hơi - lỏng - rắn (VLS) với vật liệu nguồn là Si. Trên giản đồ pha của hợp kim Au - Si, nhiệt độ nóng chảy của vàng (Au) và của Si (Si) tương ứng là 1064 độ C và 1414 độ C. Tuy nhiên khi chúng hình thành hợp kim (Au - Si), ở điểm cùng tinh (eutectic) thì nhiệt độ nóng chảy của hợp kim Au - Si rất thấp, vào khoảng 360 độ C. Nhiệt độ này thấp hơn nhiều nhiệt độ nóng chảy của từng vật liệu riêng rẽ và đây chính là cơ sở cho quá trình hình thành dây nano Si theo cơ chế VLS.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát sự hình thành hạt hợp kim xúc tác (Au - Si) trên đế Si, qua đó đã chế tạo thành công dây nano Si với hai phương pháp bốc bay nhiệt và phún xạ catod. Có những điểm khác nhau ở kết quả thực nghiệm hai phương pháp. Sự khác nhau này liên quan đến điều kiện công nghệ chế tạo: bề dày lớp xúc tác, điều kiện nâng và ủ nhiệt, điều kiện áp suất... Đặc biệt, họ đã chế tạo thành công dây nano Si bằng phương pháp phún xạ catod.
Như Quỳnh
Theo Khoa học phổ thông (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->