Vì trong thực tế, nhiều người dân phải chắt chiu dành dùm cả đời mới xây được căn nhà, hay có những công trình kiến trúc được chủ đầu tư tích lũy để xây dựng nhằm mục đích sử dụng lâu dài, có thể trở thành công trình kiến trúc lịch sử hàng trăm năm. Nếu chủ đầu tư được cung cấp VLXD không đảm bảo chất lượng, thi công không đúng quy trình thì công trình nhanh chóng bị xuống cấp, thay vì sử dụng một trăm năm thì chỉ 40 – 50 năm, thậm chí một thời gian ngắn phải phá vỡ xây lại, vậy là người xây nhà đã mất đi khoảng 50% của cải đã dành dụm hoặc lãng phí rất lớn cho xã hội.
Một công trình xây dựng muốn đảm bảo chất lượng đòi hỏi từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công và kiểm tra vật liệu đầu vào đúng quy trình kỹ thuật. Điều này được minh chứng từ những công trình đã xây dựng trước đây trên 100 năm nhưng vẫn còn sử dụng tốt tại Hà nội, như: Bắc bộ Phủ, Nhà thờ cửa Bắc, Nhà hát lớn tại Hà Nội, Trường Đại học Dược, Dinh thự, Công thự và Biệt thự,..; Tại TPHCM, như: Nhà thờ Đức Bà (135 năm), Nhà hát lớn, Bảo tàng thành phố, Bưu điện Thành phố…
Trong xây dựng, cát được phối trộn với xi-măng và nước theo tỷ lệ nhất định tạo thành vữa xây dựng, hay thêm đá để tạo bê – tông. Do người tiêu dùng quen sử dụng cát tự nhiên để làm vật liệu xây dựng nên lâu dần người ta gọi là Cát xây dựng. Theo Ông Trần Minh Thuận, Trưởng bộ môn kỹ thuật xây dựng (Trường Đại Học Cần Thơ), ở nước ngoài, cát khai thác về được đưa vào nhà máy xử lý, qua nhiều khâu như sàng, rửa, trộn.. thì cát thiên nhiên mới trở thành cát xây dựng. Nhưng trên thị trường nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, chỉ phân ra hai loại: Cát to và Cát xây tô, chưa đưa ra chuẩn về hàm lượng, thành phần hạt của cát, thành phần tạp chất hữu cơ, bụi, bùn, sét…cho khách hàng biết. Cũng theo ông Trần Minh Thuận, đối với những công trình nhỏ, nhất là xây dựng dân dụng, chủ nhà chỉ tập trung quan tâm chất lượng Sắt, xi măng phải sử dụng những thương hiệu nổi tiếng nhưng bỏ qua quá trình kiểm tra chất lượng cát – đá. Theo kết quả thí nghiệm của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – TPHCM, cho thấy: “ Sử dụng cát, đá rửa sạch khi cấp phối bê tông và vữa xây tô sẽ tăng cường độ chịu lực và tuổi thọ công trình từ 10% - 20% so với sử dụng cát, đá chưa qua rửa sạch”.
Thực chất, nếu cát lẫn nhiều tạp chất bụi, bùn, sét, hữu cơ, dầu mỡ hay phèn chắc chắn chất lượng của công trình sẽ bị ảnh hưởng. Dùng cát kém chất lượng không gây ra hư hỏng công trình ngay, nhưng sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho ngôi nhà về sau. Cát lẫn nhiều tạp chất nếu không được sàng rửa sạch trước khi dùng sẽ khiến tường xây xong một thời gian có hiện tượng bong tróc. Trường hợp có một số công trình xây dựng thi công đúng quy tình kỹ thuật nhưng một thời gian trần nhà bị ố, chảy ra đốm rỉ, hay bong tróc, thấm, nứt, tường rong rêu, sụp lún, sập đổ… chắc chắn có nguyên nhân của Cát chưa xử lý sạch gây ra. Bê tông và vữa xây tô sử dụng cát sạch không chứa bụi, bùn, sét, tạp chất hữu cơ thì đó là sản phẩm bê tông vô cơ không thể hút thấm nước. Nếu trong bê tông có bụi, bùn, sét hữu cơ thì làm bê tông mao dẫn, thấm nước một thời gian ngắn 50 – 60 năm sẽ bị xuống cấp. Một công trình bỏ ra một chi phí nhất định sử dụng trên 100 năm chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng 50 – 60 năm chưa kể chi phí sửa chửa thường xuyên.
Trước thực tế đó, tại TP.Cần Thơ, Công ty TNHH Xây Dựng – Thương mại – Vận Tải Phan Thành là đơn vị đầu tiên nghiên cứu, đầu tư xây dựng quy trình xử lý Cát sạch, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của các nhà thầu xây dựng những công trình lớn luôn đòi hỏi cát phải được sàng, lọc, sạch đạt tiêu chuẩn cát xây dựng. Sản phẩm Cát sạch Phan Thành sàng rửa đã được nhiều chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng sử dụng tại các công trình lớn từ năm 2007 đến nay. |