Cơ khí [ Đăng ngày (19/12/2011) ]
Máy rửa bát dùng năng lượng mặt trời
Không tốn tiền điện là đặc điểm nổi trội của máy rửa bát sử dụng năng lượng mặt trời do ông Trần Đình Huân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum sáng chế, ứng dụng thành công.

Ý tưởng sản xuất máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời đã được ông Huân ấp ủ từ 2 năm nay với mong muốn tạo ra một thiết bị hữu ích, chi phí rẻ, đặc biệt là không tốn kém cho chi phí năng lượng. Đến nay, ông đã sản xuất được hai cái để dùng cho gia đình và người thân. Sau 1 năm sử dụng, hiện cả hai máy vẫn sử dụng tốt và tỏ ra không thua kém máy rửa bát nhập ngoại.
Ông Huân cho biết, máy có kích thước (60x60x75)cm, công suất mỗi lần rửa được 16 chiếc bát, 4 chiếc tô, 8 đĩa và các dụng cụ nấu ăn khác. Chiếc máy này có công suất tương đương máy rửa bát 12 người ăn của nước ngoài.
Với nguyên lý sử dụng sức mạnh nước như tuốc-bin trong động cơ, dụng cụ được xếp vào máy đúng vị trí thiết kế, sẽ được tia nước với áp lực cao phun đúng vào vị trí bát, đĩa, tô để trong giá quay. Sức mạnh của tia nước cùng với nước nóng sẽ làm sạch thức ăn, dầu mỡ đồng thời thanh trùng đĩa, bát luôn.
Hiện nay, ông Huân đã thiết kế được hai dòng máy để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo điều kiện của mình. Loại máy thứ nhất ký hiệu RB- VN- 1 không sử dụng điện, dành cho những khách hàng có bình nước nóng năng lượng mặt trời đặt ở độ cao tối thiểu 10m so với máy rửa bát. Loại máy thứ hai có ký hiệu RB- VN- 2 phải sử dụng bơm tăng áp. Loại này dùng cho những khách hàng có bình nước nóng mặt trời đặt ở độ cao dưới 10m so với máy rửa bát.
Ông Huân cho biết, hiện tại giá bán khoảng 5- 6 triệu đồng/chiếc nhưng nếu được sản xuất đại trà, giá máy sẽ giảm đi rất nhiều. Mong muốn của ông là hợp tác với một doanh nghiệp để sản xuất máy rửa bát năng lượng mặt trời theo quy mô công nghiệp.
Liên Cơ
Theo Đất Việt (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->