Cơ khí [ Đăng ngày (27/11/2011) ]
Máy hái cà phê cầm tay
Từ đồ án tốt nghiệp, nhóm SV trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM đã từng bước đưa sản phẩm tới tay người trồng cà phê tại Tây Nguyên.

Sinh ra trên mảnh đất cao nguyên, Nguyễn Thiên Vương - SV ngành Cơ khí tự động (khoa Cơ điện – Điện tử), hiểu rất rõ về nỗi khổ của người trồng cà phê. Vương cho biết: “Hiện cả nước có trên 390 ngàn ha diện tích đất trồng cà phê với sản lượng đạt gần 700 ngàn tấn mỗi năm. Tuy nhiên, việc thu hoạch cà phê tươi trên cây hoàn toàn nhờ trực tiếp vào bàn tay con người nên năng suất chưa cao. Phần đông nhân công đảm nhiệm việc này là phụ nữ nên cực kỳ vất vả. Với những cây cà phê dai và cứng thì việc thu hoạch càng khó khăn và mất nhiều thời gian để hái được hạt cà phê ra khỏi cành”. Từ đó, Vương và Phan Huy Chương (bạn cùng lớp) đã nhen nhóm ý tưởng chế tạo chiếc máy hái cà phê cầm tay.
Trong thời gian 3 tháng, vừa mày mò nghiên cứu từ những kiến thức học được, vừa tham vấn kinh nghiệm của chính những người trồng cà phê, nhóm đã cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh. Qua thử nghiệm thực tế, việc thu hoạch cà phê bằng chiếc máy này có công suất gấp 1,5 - 2 lần so với sử dụng thủ công. Trong khi, dù rất vất vả nhưng mỗi ngày người dân chỉ hái được trung bình khoảng 200 kg cà phê.
Trên thế giới đã có nhiều loại máy tương tự, tuy nhiên do khác nhau về cách trồng và thâm canh nên không thể áp dụng các loại máy đó tại VN. “Đây là một nghiên cứu rất khả thi, sản phẩm nếu hoàn thiện sẽ rất hữu ích cho người nông dân VN. Thêm vào đó, chiếc máy này khi hoàn tất có thể bán ra thị trường với giá từ 2,5 – 3 triệu đồng/chiếc, rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm tương tự của nước ngoài có giá từ 400 - 500 USD/chiếc”.
Từ kết quả xuất sắc của đồ án tốt nghiệp ( 9 điểm), sản phẩm đã được bà con thử nghiệm tại 3 rẫy cà phê của xã Hòa Tiến, huyện Krong Păc, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian này nhóm đã gặp rất nhiều khó khăn do những vấn đề kỹ thuật phát sinh, đi lại từ trường tới nơi thử nghiệm. Đặc biệt, thời điểm nhận đề tài cũng là lúc bước vào vụ thu hoạch nên nhóm phải chạy đua với thời gian để kịp hoàn thành.
http://www.banytuong.net (htthanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->