Biến đổi khí hậu [ Đăng ngày (23/11/2021) ]
Biến đổi khí hậu làm giảm nỗ lực bảo vệ đời sống biển
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oregon cho thấy, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi trạng thái quen thuộc của các đại dương trên thế giới và tạo ra những môi trường mới có thể làm giảm nỗ lực bảo vệ sinh vật biển tại các khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới.

Rùa biển ở Rạn san hô Great Barrier Reef. Ảnh: Michael Smith ITWP / Shutterstock.

“Chúng tôi đang xem xét khả năng tuyệt chủng của toàn bộ môi trường”, James Watson, phó giáo sư tại Trường Trái đất, Đại dương, và Khoa học Khí quyển thuộc Đại học bang Oregon và là đồng tác giả của bài báo mới công bố trên tạp chí One Earth, cho biết. “Ở một số nơi, môi trường mà chúng ta đang có ngày nay sẽ không còn tồn tại trong tương lai. Chúng ta sẽ không thể đến thăm hoặc trải nghiệm chúng. Đó là một tổn thất lớn về môi trường, văn hóa và kinh tế mà không gì có thể bù lại được”.

Phân tích của các nhà nghiên cứu về các kịch bản khí hậu cho thấy: 60% đến 87% đại dương dự kiến ​​sẽ trải qua các thay đổi sinh học và hóa học vào năm 2060, chẳng hạn như nhiệt độ nước tăng lên, nồng độ axit cao hơn và thay đổi nồng độ oxy; tỷ lệ biến đổi dự kiến ​​sẽ còn cao hơn, 76% đến 97%, ở các khu bảo tồn biển rất lớn như Công viên Rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia và Khu bảo tồn biển Galapagos ở Ecuador; dự kiến độ pH sẽ sớm gia tăng vào năm 2030. Quá trình axit hóa đại dương sẽ làm giảm lượng carbonat trong nước biển - thứ cần thiết cho các sinh vật biển (chẳng hạn như san hô và động vật thân mềm như hàu) phát triển vỏ và bộ xương của chúng.

Các khu bảo tồn ‘đánh mất’ sinh vật cần bảo tồn

“Các đặc tính như nhiệt độ, nồng độ axit và oxy xác định một phần diện mạo nhất định của đại dương. Đối với cả tôi và James, đại dương nơi chúng tôi đã lớn lên có lẽ sẽ chỉ còn trong ký ức và không tồn tại nữa khi đến đời con cháu chúng tôi”, Steven Mana’oakamai Johnson, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ về ý tưởng bắt đầu bài báo.

Lấy trạng thái đại dương trong 50 năm qua làm thước đo độ ổn định, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số mô hình khí hậu để xem sáu biến ảnh hưởng đến trạng thái đại dương có thể thay đổi như thế nào khi hành tinh ấm lên. Họ đã sử dụng ba kịch bản nóng lên với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. “Trong cả ba kịch bản, trạng thái ở hơn một nửa đại dương sẽ khác biệt đáng kể so với những trạng thái đã xảy ra trong 50 năm qua.”, Johnson cho biết.

Phần lớn sự thay đổi xảy ra ở hai thái cực của đại dương: vùng nhiệt đới và vùng Bắc Cực. Không chỉ những nơi ấm áp nhất mới xảy ra ​​tình trạng ấm lên, mà cả những nơi lạnh nhất, như Bắc Cực, cũng không còn lạnh như trước nữa. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hầu hết những thay đổi đó sẽ xảy ra vào năm 2060, mặc dù hầu hết sự thay đổi về độ pH, hoặc nồng độ axit, dự kiến ​​sẽ xảy ra sớm hơn nhiều vào cuối thập kỷ này.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt hơn đối với các khu bảo tồn biển lớn (cụ thể là 28/29 khu) - nơi được thiết kế để bảo tồn các loài bị đe dọa và các môi trường sống quý hiếm như các rạn san hô trên khắp thế giới. Khi điều kiện đại dương thay đổi, các loài động vật trong các khu bảo tồn đó có khả năng tìm kiếm những địa điểm khác thuận lợi hơn cho việc sinh tồn của chúng.

Theo Johnson, phát hiện này đã vẽ ra bức tranh tương lai về những gì có thể xảy ra khi hành tinh tiếp tục ấm lên. Nghiên cứu cũng cung cấp thông tin quan trọng cho các cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý khu bảo tồn về cách mà trạng thái đại dương có thể thay đổi và làm thế nào để giải quyết những thay đổi đó.

“Ví dụ, cá ngừ phát triển mạnh trong một số điều kiện đại dương. Nếu nước biển quá ấm, cá ngừ có thể di chuyển đến khu vực khác”, Johnson nói. “Nếu đất nước của bạn phụ thuộc vào cá ngừ để làm thực phẩm hoặc sinh kế, thì điều đó sẽ gây ra hậu quả gì? Hoặc nếu bạn là người quản lý một khu bảo tồn, và bạn đang bảo vệ một loài không còn trong khu vực đó, bạn sẽ làm gì?”□

Hà Trang dịch

https://phys.org/news/2021-11-climate-familiar-environments-undermine-efforts.html


tiasang.com.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Giun đất tạo ra hơn 140 triệu tấn lương thực mỗi năm
Theo ước tính đầu tiên về đóng góp của giun đất vào năng suất cây trồng, loài động vật không xương sống này tạo ra hơn 140 triệu tấn lương...
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cốt lõi nằm ở thay đổi quy trình nội tại
Theo thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là thay đổi quy trình xử lý...
RoboFab nhà máy sản xuất robot hình người đầu tiên trên thế giới
Công ty Agility Robotics đang tiến hành xây dựng một cơ sở rộng 70.000 m2 ở Salem, bang Oregon có tên gọi RoboFab, với khả năng sản xuất hơn 10.000...
Nghiên cứu làm bền màu betalains trích từ vỏ thanh long bằng lớp phủ ma trận cellulose-pectin
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, TS. Trần...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất chống hóa nâu và chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình nhân giống in vitro cây lan Dendrobium pensoda
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao chủ trì thực hiện, KS. Phạm Thị...
Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống sung Mỹ ăn quả bằng phương pháp giâm cành
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao chủ trì thực hiện, ThS. Trần Văn...
Malaysia chuyển sang canh tác thông minh để tăng cường an ninh lương thực
Quốc gia này đặt mục tiêu tăng cường sản xuất trong nước bằng cách sử dụng các công nghệ như Internet vạn vật (IoT) và canh tác chính xác, nhằm...
Hơn 70 thiết bị, công nghệ và sản phẩm khởi nghiệp được trưng bày, giới thiệu tại sự kiện “Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Techconnect and Innovation Vietnam 2023” tại Quảng Ninh
Trong 2 ngày, 29-30/9, tỉnh Quảng Ninh và Bộ KH&CN lần đầu tiên đồng tổ chức sự kiện “Kết nối cung – cầu công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt...
Ứng dụng miễn phí trong quản lý trang trại nông nghiệp
Ứng dụng hoàn toàn miễn phí Eden Hub giúp người nông dân tối ưu hóa sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và minh...
Vi khuẩn biến đổi gene phát hiện ung thư?
Ung thư đang trở thành một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng lớn tới dân số thế giới. Các nhà khoa học khắp nơi đang chạy đua để tìm...
Phương pháp mới giúp tái chế pin lithium-ion
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc đã tìm ra phương pháp tái chế tiên tiến có thể giúp thu hồi các vật liệu có giá trị...
Công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu lâm sàng nhanh chóng, giúp các chuyên gia y...
Lần đầu tiên lỗ sâu đục có thể đi qua được tái tạo trong máy tính lượng tử
Lỗ sâu là một khái niệm thường gặp trong khoa học viễn tưởng, và có khả năng chúng tồn tại trong vũ trụ thực. Nhưng chúng hoạt động như thế...
Thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam-Singapore tại Bình Dương
Ngày 28/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã ký quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam-Singapore...
Sáng kiến công nghệ giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho ngành điện
Với mong muốn tạo ra một bộ ổn định hệ thống điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, ThS. Đào Thanh Oai đã phát triển thành công bộ...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->