Nông nghiệp

Những tiến bộ trong công nghệ sinh học cho phép nghĩ tới hướng sử dụng tập đoàn giống lúa cổ truyền địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long để nghiên cứu để “phá quang kỳ”, rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa, tìm hướng khai thác nguồn gene lúa cổ truyền tạo ra giống lúa có giá trị thương mại, sức cạnh tranh cao.
Mở rộng ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch đã và đang được triển khai tại địa phương góp phần nâng cao nhận thức của người dân.
Sinh ra trong một gia đình làm nghề nông, sau khi lập gia đình, anh Trần Thanh Tuấn, ở ấp Trung Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang, lại tiếp tục nối nghiệp gia đình canh tác 1ha đất lúa.
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định công nhận chiếc máy gieo hạt thế hệ mới, hiệu ASM-03 của Công ty TNHH Thanh Trị (Liên Nghĩa, Đức Trọng) là một sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013.
Trong vài năm trở lại đây, giá cả tiêu thụ mía không ổn định, trong khi các khoản đầu tư cho cây mía liên tục tăng cao như chi phí phân bón, chăm sóc (làm cỏ, đánh lá, vô chân,…) , công thu hoạch…
Vụ lúa thu đông năm 2013, nông dân ấp Giồng Bướm B (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) đã áp dụng thành công mô hình trồng lúa theo hướng công nghệ sinh thái (CNST). Đây là mô hình quản lý tốt các đối tượng sâu rầy bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch. Qua đó, giảm số lần phun thuốc trừ sâu, làm tăng lợi nhuận cho nông dân.
Nhằm từng bước đưa nền nông nghiệp huyện Bình Đại phát triển theo hướng sản xuất hiện đại và bền vững để nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre, Công ty Nông dược H.A.I và Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp phân bón hóa sinh, Công ty Lương thực Bến Tre, Công ty TNHH Lượng thực Thịnh Phát, xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lúa, với sự tham gia liên kết 4 nhà, tại xã Châu Hưng.
Trong 3 năm qua, diện tích cánh đồng liên kết (CĐLK) ở Đồng Tháp đã tăng từ 1.467 ha lên 51.287 ha trải rộng trên 40 cánh đồng thuộc 28 xã của 12 huyện, thị, thành của tỉnh. Diện tích CĐLK năm 2014 sẽ được nâng lên khoảng 80.000 ha. Đây là tín hiệu vui cho người trồng lúa.
Nhằm khôi phục và phát triển nguồn dược liệu quý vốn có của địa phương, từ năm 2012 nhóm nghiên cứu thuộc Công ty CP Dược phẩm Bắc Giang đã tiến hành triển khai dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu địa hoàng theo hướng GACP – WHO và chế biến một số thành phẩm từ địa hoàng”. Tuy đến năm 2014 dự án mới được nghiệm thu nhưng đã cho nhiều kết quả tốt, khả năng nhân rộng dự án sau khi nghiệm thu được đánh giá là rất khả thi.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->