Nông nghiệp

Hàng trăm con giống thủy sản mới được đưa vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nuôi trồng. Có được thành công trên là do các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy 1 đã tích cục đẩy nhanh việc áp dụng KH&CN vào sản xuất và nuôi trồng đem lại được nhiều kết quả nổi bật.
Khu vực Tây Nguyên rất giàu tài nguyên gỗ nên có nhiều xưởng chế biến lâm sản cho ra phụ phẩm mùn cưa khá lớn. KS Nguyễn Văn Long, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã sáng chế lò đốt mùn cưa cải tiến nhằm tận dụng nguồn nhiên liệu chất đốt rất hữu ích này.
Mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở ĐBSCL đã đem đến cho nông dân một cái Tết no ấm, sung túc. Những vùng gieo sạ sớm, thu hoạch trước Tết trúng mùa, trúng giá nên nông dân có điều kiện trang trải cuộc sống, mua sắm đầy đủ. Những vùng lúa ĐX chính vụ ra Giêng cũng bắt đầu thu hoạch.
Mấy năm vừa qua, sự phân bổ cây trồng diễn ra rõ rệt. Diện tích cây ngô đã giảm đi đáng kể ở khu vực đồng bằng (ngô vụ đông), đa phần ngô bây giờ trồng trên chân đất bãi và ở khu vực đồi núi. Ở những khu vực này không có hoặc rất ít diện tích trồng lúa nên cây ngô đóng vai trò là số một trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân.
Để đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) tạo động lực thúc đẩy cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển bền vững, năm 2013, Huyện ủy Hồng Dân đã ban hành chương trình hành động số 24. Nội dung là tập trung củng cố đội ngũ trí thức, kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội đồng KH-CN huyện có đủ khả năng, trình độ tiếp cận với kiến thức khoa học mới, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Là cán bộ khuyến nông đầy tâm huyết với nghề nông, ông Nguyễn Viết Thê ở số 149, tổ 8, khu phố 3, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã tự mày mò chế chiếc máy xới cũ thành máy chọc lỗ, cuốc lỗ tỉa bắp rất tiện lợi SX, thay thế sức người…
Với hàng loạt khó khăn trong sản xuất nông nghiệp năm 2013, nhưng nông dân vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và góp phần cho tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 26.981 tỷ đồng. Điều đó đã thể hiện sự quyết tâm vượt khó và rất năng động, sáng tạo của bà con nông dân. Song, để sản xuất bền vững, nâng cao giá trị hàng nông, thủy sản thì vẫn còn là nỗi trăn trở và cần những giải pháp hữu hiệu.
Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Hậu Giang đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi sạch”. Đó chính là mô hình nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học mà tỉnh đang thí điểm thực hiện và hứa hẹn sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.
Lâu nay thấy bà con phải cặm (dùng cây chọc lỗ) từng lỗ trỉa đậu phụng, vừa tốn công, lại nhọc nhằn, ông Huỳnh Tiễn, 60 tuổi ở thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát (Bình Định) mày mò tận dụng đồ phế thải chế tạo máy trỉa đậu phụng. Máy rất đơn giản không tốn nhiên liệu, công suất bằng 9 - 10 công lao động, giá thành rẻ.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”. do Kỹ sư Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Khu bảo tồn làm chủ nhiệm đã xây dựng thành công mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->