Thiên nhiên

Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa.
Loài hoa bí ẩn lần đầu được tìm thấy vào năm 1992 chỉ với một mẫu vật duy nhất được bảo quản trong bảo tàng.
Biện pháp này giúp giảm thiểu bệnh héo xanh trên hoa cúc và hoa vạn thọ, đồng thời bảo đảm an toàn cho môi trường, có thể triển khai rộng rãi tại các vùng trồng hoa.
Dự án Rhisotope được triển khai với mục đích ngăn chặn nạn săn trộm bằng cách đưa đồng vị phóng xạ liều thấp vào cơ thể 20 con tê giác sống.
Nghiên cứu mới cho thấy hoạt động khai thác khoáng sản phục vụ năng lượng sạch đang đe dọa hàng ngàn loài động vật có xương sống trên toàn cầu, với các điểm nóng tập trung ở dãy Andes, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á.
Các nhà khoa học Singapore và Tây Ban Nha đã sử dụng vi khuẩn sống trong khoang mũi và trên da để mang thuốc đến các tế bào mục tiêu.
Ở Việt Nam, các loài chân đều (tên khoa học là Isopoda) thuộc chi Bathynomus thường được gọi là bọ biển. Mới đây, một loài bọ biển từ vùng biển Việt Nam đã lần đầu được mô tả khoa học và đặt tên là Bathynomus vaderi.
Pycnoporus sanguineus được giới thiệu là một loài nấm mang một loạt các hoạt tính sinh học và kháng khuẩn được coi là hoạt tính nổi bật nhất. Trong khi đó, hoạt tính kháng viêm và kháng oxy hóa của nấm P. sanguineus vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Có một vài nghiên cứu nói về khả năng kháng oxy hóa và kháng viêm của P. sanguineus thông qua đánh giá tiềm năng của cao chiết và hợp chất từ hệ sợi nấm mà chưa có nghiên cứu chứng minh các hoạt tính của cao chiết nấm tiền quả thể. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH và kháng viêm của P. sanguineus tiền quả thể trên mô hình tế bào Raw264.7 kích thích bởi lipopolysaccharide.
Đậu phộng là loại cây thực phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm sinh học giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cây đậu phộng trong điều kiện nhiệt độ tăng cao là một vấn đề đang được chú trọng quan tâm.
Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) là một trong những vi khuẩn gây bệnh và làm tổn thất đáng kể cho nghề nuôi cá ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Nhiều giải pháp điều trị bệnh khác nhau đã được áp dụng nhưng việc kiểm soát vi khuẩn này vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập được thể thực khuẩn (TKT/phage) có khả năng ly giải vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Vĩnh Long.
Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 [9] 10 Tiếp

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->