Môi trường

Hiện nay, sản xuất công nghiệp đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Các nhà nghiên cứu của Truờng Đại học Khoa học - Đại học Huế phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện thành công nghiên cứu sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), góp phần quan trọng cho việc định hướng sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước ở khu vực ven biển, cửa sông ở Việt Nam.
Các nhà khoa học Anh đề xuất một phương pháp làm nguội trái đất hoàn toàn mới bằng cách tạo ra những “núi lửa nhân tạo”.
Giá thành hạ, chi phí lắp đặt không cao, không sử dụng bất cứ một hóa chất nào là những ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải tuần hoàn tự nhiên mà các nhà khoa học thuộc Trung tâm bảo vệ Môi trường và An toàn hóa chất (Viện Hóa học Công nghiệp) mới triển khai thành công tại Hà Nội.
Các nhà khoa học ở Thừa Thiên - Huế vừa nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nước nhiễm phèn bằng oxy không khí.
Với việc sử dụng vi khuẩn và inositol phosphate có đặc điểm hóa học giống như chất thải từ thực vật, các nhà nghiên cứu tại đại học Birmingham đã thu lọc được uranium từ nước thải tại các mỏ khai thác uranium.
Một công trình nghiên cứu quá trình chuyển hóa phân heo thành năng lượng sạch đã được công bố đạt hai tiêu chí quan trọng là: hiệu năng sản xuất năng lượng cao nhất và phát sinh khí thải ở mức thấp nhất.
Nhiên liệu sinh học được xem là ít gây ô nhiễm môi trường so với nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, ở Mỹ và Brazil, việc dùng ethanol (C2H5OH) sản xuất từ mía đường, tinh bột để thay thế cho xăng dầu khá phổ biến.
Kết quả nghiên cứu của ThS Trần Thị Ngọc Diệu, Phó Viện trưởng Viện KH&CN và quản lý môi trường, KS Đinh Triều Vương, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho thấy, áp dụng phương pháp quang Fenton để xử lý nước rỉ rác trong điều kiện của Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Nhóm nghiên cứu Viện nước,tưới tiêu môi trường đưa ra ý tưởng biến năng lượng giải phóng của con người trong quá trình tập thể dục thành năng lượng cơ học làm sạch nước hồ.
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->