Nông nghiệp

Để phát triển kinh tế gia đình trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp do quá trình đô thị hóa, nhiều nông dân quận Bình Thủy mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và điều kiện canh tác của địa phương. Chính nhờ sự năng động này, các nông hộ từng bước nâng cao giá trị nông sản và làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình.
Nhằm nâng cao năng suất mía, tiết kiệm nước, niên vụ mía 2014-2015, Cty CP Đường Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã hỗ trợ người trồng mía áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt bằng phun béc.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để chế biến các phế, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thành sản phẩm viên đốt Biomass” do Công ty cổ phần Tư vấn nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ thực hiện bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, tăng giá trị đầu ra cho các nguồn sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và mang lại nhiều lợi ích về môi trường.
Theo Nikkei, từ năm 2015, tập đoàn Fujitsu Nhật Bản sẽ bắt đầu hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin.
Đối với người dân vùng nông thôn, nuôi heo được xem là một trong những giải pháp để tạo tích lũy từ việc sử dụng nguồn thức ăn dư thừa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết phân heo có thể chế biến thành thức ăn cho cá. Và đó là cách làm của ông Bùi Quang Sinh (tỉnh Quảng Trị).
Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.
Với sự hỗ trợ từ chuyên gia Israel về chế độ dinh dưỡng, công nghệ làm mát… trong năm 2014, năng suất cho sữa trung bình của đàn bò ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã lên đến 26 kg/con/ngày.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Đây là hệ thống xử lý giữ nguyên màu đỏ tự nhiên của vỏ quả, hương vị thơm ngon của cùi vải. Quả vải có thể giữ màu đỏ tươi trong 4- 5 tuần, kéo dài thời gian cho sản phẩm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngô biến đổi gen mang sự kiện MON 89034 kháng sâu bộ cánh vảy của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (tập đoàn Monsanto) vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Đây là sự kiện biến đổi gen đầu tiên được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại Việt Nam.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->