Tài nguyên

Phát biểu chủ trì Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) “Việt Nam - hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” diễn ra tại Hà Nội chiều 30/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng báo cáo của WB đã đưa ra một bức tranh tương đối đầy đủ về hiện trạng tài nguyên nước và công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.
Hàng ngàn người dân trong khu vực Trung Trường Sơn sẽ cùng dự án Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi) II bảo vệ và tăng cường sinh kế của mình trong 5 năm tới (2019 – 2024).
Các đại diện của 9 quốc gia (Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iceland) và Liên minh châu Âu (EU) vừa ký kết một thỏa thuận lịch sử với nội dung ngừng đánh bắt cá thương mại ở Bắc Băng Dương trong ít nhất 16 năm.
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng của Ban Quản lý vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là mô hình giao khoán cho nhân dân các xã có rừng chăm sóc và bảo vệ.
Nhật Bản và Việt Nam đều có đường bờ biển dài, tài nguyên biển phong phú. Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển của Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi đó, Nhật Bản là 468 tỷ USD. Việc bảo vệ môi trường biển của Nhật Bản cũng đã tiến một bước dài trong khi Việt Nam vẫn thiếusự thống nhất trong quản lý. Chính vì vậy, những kinh nghiệm quản lý biển của Nhật Bản là các thông tin quý để Việt Nam hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua kế hoạch đầu tư phát triển khu bảo tồn biển Lý Sơn. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư trên 42 tỉ đồng xây dựng khu bảo tồn.
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Cộng hòa Liên bang Đức), từ năm 2016 đến nay Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Viện Độc lập các vấn đề môi trường (UfU) của Cộng hòa Liên bang Đức, thực hiện Dự án thí điểm “Trồng cây năng lượng trên đất sau khai thác mỏ tại Việt Nam”, nhằm nghiên cứu, phát triển hệ thống canh tác cây năng lượng phù hợp để cải tạo, phục hồi đất sau khai khác khoáng sản.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch. Đề xuất phương án cấp nước an toàn cho các tỉnh/thành phố ĐBSCL, cơ quan chức năng yêu cầu tập trung cấp nước cho vùng khó khăn nhất là Cà Mau và Bạc Liêu.
Ngày nay, biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với các quốc gia có biển. Bảo vệ biển cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia. Nước ta cũng đã ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biển, đảo, gìn giữ nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường, đặc biệt là kinh tế biển đang giữ vai trò mũi nhọn trong Chiến lược Biển. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được kết quả khi chúng ta bảo vệ tốt môi trường biển.
Các chuyên gia lâm, sinh học thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực địa tại vùng rừng núi huyện Tây Giang (Quảng Nam), nhằm kiểm định hồ sơ để xét công nhận tập đoàn cây Đỗ Quyên cổ thụ trên đỉnh núi K’ Lang là Cây Di sản Việt Nam, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Trước 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9 10 Tiếp


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->