Tự nhiên

Theo các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhiều thành phố có thể bị nước biển nhấn chìm trong 100-200 năm tới.
Phosphorus là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sinh vật bởi vì nó là thành phần cấu trúc quan trọng của nhiều đại phân tử sinh học như DNA, RNA, protein và màng phospholipid của tế bào và các phân tử cao năng lượng như ATP và NADPH.
Đây là lần đầu tiên các phần của đáy biển, chiếm 70% bề mặt Trái đất, đã được lập bản đồ.
Các phụ phẩm từ quy trình chế biến tôm đã được xác định là một nguồn protein lớn, đồng thời cũng là một nguồn quan trọng để sản xuất chitin và asthaxanthin.
Công nghệ kết tụ (Flocculation technology) đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là trong công đoạn tiền xử lý của nhiều hệ thống xử lý nhờ ưu điểm là đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ và thời gian xử lý ngắn. Sự kết tụ sinh học là sự kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước giúp làm giảm các chỉ tiêu như COD, TSS và từ đó giúp làm giảm một phần độ đục của nước thải trước khi được xử lý bằng phương pháp khác.
Để loại bỏ asen trong môi trường nước, các kỹ thuật hóa học, hóa lý và hóa sinh thường được áp dụng như: oxi hóa/kết tủa; đông tụ/kết tủa; lọc nano (nanofiltration) thẩm thấu ngược, điện phân, hấp phụ, trao đổi ion, tuyển nổi; chiết dung môi và xử lý sinh học.
Nước thải ra từ cơ sở giết mổ gia cầm có chứa chủ yếu là các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ (chất béo, protein, cellulose…), các chất rắn lơ lửng, các chất keo tụ. Trong đó, hợp chất của nitơ, photpho được gọi là thành phần dinh dưỡng và là đối tượng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước được thải ra thông qua các quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp.
Loài Copepoda Schmackeria dubia phân bố và phát triển phong phú ngoài môi trường tự nhiên, được xem là đối tượng tiềm năng để nuôi sinh khối. Loài Copepoda này có tập tính ăn lọc, thức ăn chủ yếu là tảo. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng tảo để nuôi sinh khối chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế do việc gây nuôi tảo không đơn giản và chi phí cao.
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của củ gừng, trong đó hợp chất 6-gingerol là một hoạt chất trong củ gừng đã được nghiên cứu và công bố có những hoạt tính sinh học đáng quý như: kháng oxy hóa, kháng viêm, chống buồn nôn, nổi bật là hoạt tính gây độc trên tế bào ung thư, đặc biệt là với tế bào ung thư ruột, buồng trứng, tụy,…
Nghiên cứu do các tác giả Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ, Lâm Văn Thịnh, Trịnh Trung Trí Đăng, Nguyễn Thị Thanh Duyên và Lê Thị Yến Nhi - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->