Môi trường

Nước thải phát sinh từ các hoạt động của con người như công nghiệp, thương mại, dân dụng và nông nghiệp,... được coi là một nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ chất lượng môi trường nước, việc xử lý nước thải trước khi thải ra là cần thiết. Quá trình này thường được thực hiện tại nhà máy xử lý nước thải WWTP (Wastewater treatment plants) thông qua quá trình xử lý bùn hoạt tính sinh học. WWTP là một hệ thống lớn, phức tạp, có độ trễ và tính phi tuyến tính, mà trong đó các quá trình sinh lý và sinh hóa bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lưu lượng nước thải đầu vào.
Tại Việt Nam, tình hình ô nhiễm nước mặt ngày càng trở lên phổ biến do chúng tiếp nhận nước thải không qua xử lý từ các nguồn sinh hoạt, công nghiệp,. Ô nhiễm nước mặt gây nhiều vấn đề như mất vệ sinh và mĩ quan (màu đen, mùi hôi thối), suy giảm chất lượng hệ sinh thái thuỷ sinh (phú dưỡng, độc chất) và từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của con người. Xử lý ô nhiễm nước mặt đòi hỏi biện pháp quản lý tổng hợp, trong đó ứng dụng các biện pháp sinh thái ngày càng được chú ý.
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, trong đó ô nhiễm thuốc dệt nhuộm sẽ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Crystal violet (CV) là thuốc nhuộm cation được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt nhuộm, khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây nguy hại cho sinh vật và con người như đột biến, nhiễm trùng máu, và ung thư.
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng làm Trái Đất nóng lên, kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước, ...) làm dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất, nó sẽ gây ra rất nhiều hậu quả. Khí CH4 với lượng phát thải thấp hơn khí CO2 nhưng có khả năng giữ nhiệt cao gấp 25 lần so với CO2 và đang tăng lên trong không khí mỗi năm 0.6%. Phát thải methane từ các quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ diễn ra ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ đất canh tác, đất rừng, đất ngập nước đến trầm tích các thủy vực, trầm tích biển,… Bên cạnh đó, con người cũng đóng góp vào nguồn phát thải khí methane vào khí quyển, gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp (chưng cất than đá, khai thác dầu mỏ), nông nghiệp (chất thải chăn nuôi, dạ dày của các loài nhai lại, canh tác lúa nước, …) và các quá trình phân hủy chất thải hữu cơ (đốt sinh khối, bãi chôn lấp rác). Hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn gây phát thải lượng khí nhà kính lớn nhất và được dự báo tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là canh tác lúa ngập nước gây phát thải trên 57% lượng khí nhà kính của cả ngành do phát thải lớn khí Methane. Dân số ngày càng tăng dẫn đến việc trồng lúa nước cũng sẽ tăng 60% trong vòng 03 thập kỉ tới. Do đó, việc giảm thải CH4 từ việc trồng lúa nước là vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra một thách thức cho chính phủ ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Kể từ khi chính sách đổi mới được đưa ra vào năm 1986, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh nhất ở Việt Nam. Hệ quả đi kèm là mật độ dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh rất cao - 4,385 người/Km2 trong năm 2019. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, các khu đô thị, tòa nhà, chung cư đi vào vận hành với số lượng lớn.
Vi nhựa (Microplastics-MPs) là chất ô nhiễm mới, gây ra các mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh. Vi nhựa được phân loại theo nhiều kích cỡ, tùy thuộc vào kích thước mắc lưới của lưới lấy mẫu và phương pháp phân tích vi nhựa, nhưng dao động từ 1 µm đến 5 mm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Mới đây, vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) đã diễn ra, đây được coi là vòng đàm phán áp chót để các bên tham gia xây dựng thỏa thuận toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa.
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý rừng ngập mặn Cần giờ, đã giúp Ban quản lý phòng hộ huyện Cần Giờ tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công, mà vẫn đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý rừng.
Việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới trong kiểm soát và đánh giá chất lượng nước là rất quan trọng để góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Trước 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 Tiếp
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->