Cây thuốc vị thuốc

Ðau răng và bệnh về răng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các bệnh về răng gây đau đớn, nhiều khi phát sốt, không ăn uống được… ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc cho người bệnh. Dưới đây là một số thảo dược trị chứng này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Côn bố, còn được gọi là hải đới, nga chưởng thái..., là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria japonica. Areschong thuộc họ côn bố. “Côn” có nghĩa là cùng, là giống, “bố” là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải nên được đặt tên như vậy. Vào hai mùa hạ và thu, người ta vớt côn bố ở biển lên, nhặt bỏ tạp chất, ngâm nước rửa sạch để héo, cắt nhỏ thành sợi phơi khô để dùng.
Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên, đối chiếu với những triệu chứng của bệnh này như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù... nhận thấy có những điểm phù hợp với những mô tả nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quý, đàm ẩm, thủy thũng trong y học cổ truyền.
Hiện nay, nhiều món ăn bài thuốc như cháo, canh dưỡng sinh có dùng hai vị thuốc xuyên khung và bạch chỉ với mục đích bồi bổ sức khỏe và trí não, an thần, nhất là trong những ngày hè cho những "sĩ tử"; hoặc một số bài thuốc dùng hai vị này để trị chứng cảm nóng, cảm nắng. Nhưng tác dụng, cách dùng và liều dùng của hai vị này như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Mùa hè, bạn và người thân hay bị côn trùng đốt, trang điểm dễ trôi và cháy nắng. Bạn có thể tránh xa những vấn đề này nhờ các bài thuốc ngay trong gian bếp nhà mình.
Mãng cầu xiêm là loại quả rất quen thuộc, có quanh năm thuộc miền Tây Nam bộ nước ta. Cây thuộc họ na, cao 6 - 8m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu nâu. Lá mọc so le, nguyên hình trái xoan ngọn giáo, có mũi, nhẵn, thơm, có 7 - 9 cặp gân phụ. Hoa đơn độc ở thân hay nhánh già, 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh hoa màu xanh vàng; 3 cánh hoa trong màu vàng. Quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25 - 30cm, màu lục hay vàng, phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, chứa nhiều hạt màu nâu đen.
Bí ngô chứa nước, protid, lipid. Thịt quả chứa 2,8% đường, caroten, xanthophin, sắt, đồng, mangan, kẽm, các vitamin B1, B2, C... Nhân hạt chứa chất vô cơ, protid (globulin), dầu béo, cucurbitin tác dụng trị giun sán.
Trời nóng bức, cơ thể ra mồ hôi nhiều làm mất chất muối khoáng, người thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, khó tập trung tư tưởng trong học tập và làm việc. Sau đây là một số bài trà dược và cách day bấm huyệt tác dụng bổ trí não, thanh nhiệt, chống mệt mỏi trong những ngày hè.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virut, vi khuẩn, ký sinh trùng phát sinh gây nhiều bệnh. Mặt khác, lúc này sức đề kháng của cơ thể chưa đáp ứng kịp thời, nhất là người già và trẻ em nên dễ mắc các bệnh cảm nắng, ngứa lở ngoài da, tiêu chảy... Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản dễ kiếm chữa trị các chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Nhân trần có tên khoa học Adenosma glutinosum, tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến hương, mao xạ hương... Nhân trần là loài cây nhỏ, sống hằng năm, mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng hoặc được trồng để làm thuốc, cây cao khoảng 30cm đến 1m, thân màu tím, có lông trắng mịn.
Mẹo vặt  
 
 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->