Ứng dụng

Trên thế giới, công nghệ vi lưu (Microfluidic) là một lĩnh vực nghiên cứu phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây và đang từng bước trở thành một công nghệ mũi nhọn với các ứng dụng đa dạng trong công nghiệp in phun, trong pin nhiên liệu lỏng, nghiên cứu hóa sinh, tổng hợp hóa chất, tách ADN, phân tích hóa sinh v.v...
Hiệu ứng diệt khuẩn, virut và nấm bệnh của các hợp chất nano đồng phụ thuộc vào kích thước hạt. Việc giảm kích thước hạt hợp chất nano đồng làm tăng hiệu ứng kháng nấm bệnh, vì diện tích bề mặt tiếp xúc tăng lên nhiều lần. Kích thước nanomet của vật liệu Ag, Cu, CuO, Cu2O giúp chúng tăng hoạt tính xúc tác, phản ứng với các phân tử hữu cơ. Việc gắn ion Cu+ vào các nhóm chức, các enzyme của nấm bệnh, vi sinh vật (nhất là nhóm sulfohydryl rất nhạy cảm với ion Cu+) dẫn đến bất hoạt nấm bệnh. Do tính chất đặc biệt của vật liệu nano hợp chất đồng nên khi sử dụng làm chất diệt trừ nấm bệnh, chỉ cần liều lượng thấp nhưng vẫn đạt hiệu quả cần thiết.
Ngô là cây ngũ cốc quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu vì nó nuôi sống một phần ba dân số thế giới. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa. Nhu cầu về lương thực, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu trên thế giới ngày một tăng và đã vượt so với khả năng sản xuất. Theo dự báo, đến 2020 nhu cầu về ngũ cốc tăng 45%. Ở châu Á, đến 2020, nhu cầu về ngô sẽ tăng đến 87% so với 1995. Sản lượng ngô ở Việt Nam không đáp ứng do yêu cầu ngày càng tăng. Năm 2013, Việt Nam phải nhập khẩu 2,6 triệu tấn. Đến 2016, Việt Nam bỏ ra hơn 1,6 tỷ USD để nhập 8,3 triệu tấn ngô (http://cafef.vn/loay-hoay-giam-phu-thuoc-nhap-khau-ngo-20170814161948898.chn). Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng của ngô lại rất thấp: thiếu lysine, triptophan và rất ít carotenoid, đặc biệt là các carotenoid tiền vitamin A. Trong ngô, các Carotenoid tiền vitamin A gồm α-carotene, β-carotene, và β-cryptoxanthin với giá trị tương ứng chỉ từ 0 đến 1,3; 0,13 đến 2,7; và 0,13 đến 1,9 nmol/g.
Thủy ngân (Hg) là một nguyên tố hóa học tồn tại rộng khắp trong môi trường và có nhiều ứng dụng thực tiễn phong phú. Tuy nhiên nó cũng là một trong những nguyên tố độc nhất, được coi là một chất ô nhiễm toàn cầu và là mối quan ngại trong nhiều các tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay, các phương pháp và trang thiết bị phân tích hàm lượng thủy ngân thường đòi hỏi hệ thiết bị cồng kềnh, chi phí cao nên chưa phù hợp tốt với điều kiện trong nước. Điều đó dẫn tới nhu cầu cấp bách đòi hỏi có hệ thiết bị phân tích vết thủy ngân có độ nhạy, độ chính xác cao, thao tác dễ dàng, chi phí vận hành thấp phù hợp với điều kiện trong nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng mênh mông sông nước, với 9 nhánh sông hạ nguồn Mê Kông. Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt vào mùa khô. Các ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đang tìm nhiều giải pháp ứng phó với nguy cơ này.
Với người dân ở những vùng miền núi, nguồn cung cấp chính nước sinh hoạt hằng ngày vẫn là nước sông, suối. Tuy nhiên, nguồn nước này khó bảo đảm cả về chất lượng và số lượng, nhất là vào mùa khô. Để giải quyết tình trạng này, các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường đã tìm ra giải pháp khắc phục nhờ ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp vật liệu lọc đa năng trong xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước sạch.
Theo các nhà khoa học của Viện RAND , Hoa Kỳ, vào năm 2020, có 16 ứng dụng công nghệ cao có khả năng thương mại hoá một cách rộng rãi, tạo ra nhu cầu thị trường lớn và ảnh hưởng đến các lĩnh vực đa ngành, như nước ngọt, thực phẩm, đất đai, dân số, quản lý nhà nước, cấu trúc xã hội, năng lượng, sức khoẻ, phát triển kinh tế, giáo dục, quốc phòng và xung đột, môi trường và ô nhiễm. Đó là:
Nhờ có internet mà chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi một cách căn bản cách thức người ta phổ biến và sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Mười năm tới đây sẽ bùng nổ của các thiết bị di động, trong lúc đó, điện thoại cố định vả máy tính để bàn sẽ trở nên lạc hậu. Các thiết bị di động tiếp tục phát triển để hỗ trợ nhiều hơn chức năng địa không gian (geospatial functionality) và các thiết bị này sẽ dễ dàng kết nối với hệ thống toàn cầu để tạo ra và sử dụng tri thức địa lý (TTĐL). Dân chủ hoá dữ liệu - cả trong việc phổ biến rộng rãi, lẫn trong việc tạo ra chúng một cách dễ dàng - sẽ cho ra đời một dạng cơ sở hạ tầng (CSHT) mới: CSHT địa lý. CSHT này sẽ làm cho thế giới số của chúng ta mạnh hơn lên.
Công nghệ nano là sự điều khiển có chủ ý lên vật chất ở mức độ nguyên tử để tạo nên những loại vật liệu, thiết bị, và những hệ thống hoàn toàn mới có những tính chất nổi trội. Điểm mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, vật chất được cấu thành từ phân tử, nguyên tử. Nếu chúng ta có thể thao tác được trên từng nguyên tử thì những quy luật tạo ra hầu hết sản phẩm sẽ thay đổi. Công nghệ nano đang trở nên to lớn, những vật vô cùng nhỏ bé - một nannomét bằng 1/80.000 của đường kính sợi tóc - đang trở nên khổng lồ.
Từ các động cơ xe máy cũ và một số phế liệu, vật dụng khác, anh Đặng Ngọc Tiến ở thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã sáng chế ra chiếc máy cày đa năng, nhằm giúp người dân vùng quê này đỡ vất vả hơn trong việc đồng áng.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->