Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nghiên cứu do các tác giả Trương Thị Mộng Thu, Trần Thanh Trúc, Lê Thị Minh Thủy – Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tìm được nồng độ và thời gian xử lý da cá lóc trong NaOH; tìm được nồng độ và thời gian ngâm acetic acid để chiết tách collagen từ hỗn hợp da và vảy cá lóc đạt chất lượng tốt và hiệu suất thu hồi collagen cao.
Trồng ngô sinh khối không còn quá xa lạ đối với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm sản xuất ngô sinh khối cho thấy, để phát triển, năng suất cao thì giống và kỹ thuật trồng cây ngô sinh khối quyết định đến năng suất. Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi. Toàn bộ cây ngô (thân, lá, bắp) thường được băm/xay nhỏ để cho gia súc ăn trực tiếp, hoặc chế biến sâu hơn thành các thức ăn cho gia súc như ủ chua, viên nén hoàn chỉnh cho gia súc ăn cỏ...
Mùa mưa kéo dài dễ cây vấn đề quá tải nước, ngập úng cho cây ăn trái. Đặc biệt là đúng mùa bão còn dễ làm đổ ngã cây, độ ẩm cao dễ sinh sâu bệnh, phát sinh các loại bệnh khác trên cây. Để kịp thời khắc phục và ngăn chặn sự lây lan của các đối tượng dịch hại trên cây ăn quả, bà con nông dân cần áp dụng một số phương pháp kỹ thuật để vườn cây phục hồi nhanh, sinh trưởng phát triển tốt.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị Minh Hằng, Đào Ngọc Quang, Nguyễn Minh Chí - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và tác giả Nguyễn Văn Việt - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên thực hiện xác định véc tơ truyền bệnh tua mực hại cây Quế thông qua việc kiểm tra sự tồn tại của phytoplasma bằng phương pháp SEM.
Nghiên cứu do các tác giả Lưu Văn Phương, Lê Thanh Toàn - Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát của một số chủng nấm Trichoderma spp. và Penicillium spp. đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt.
Trong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là điều trị bệnh. Chăn nuôi hữu cơ tập trung vào việc nâng cao điều kiện sống của vật nuôi và làm tăng khả năng miễn dịch của chúng. Trong những năm gần đây, mô hình chăn nuôi gà hữu cơ đã và đang trở thành hướng đi mới, đầy tiềm năng của ngành chăn nuôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu thêm một số yêu cầu về thức ăn và quản lý sức khỏe gà chăn nuôi hữu cơ.
Nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao, giúp kiểm soát dịch bệnh. Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải đã được áp dụng thử nghiệm ở các tỉnh Nam Định, Nghệ An và Bạc Liêu cho hiệu quả kinh tế cao, tỷ lệ sống trên 80%, năng suất 35 - 60 tấn/ha/vụ.
Cá bống tượng là loại cá thịt dày, thơm , ngon và giá bán cao. Hiện nay loài cá này được nuôi phổ biến ở các vùng nước nợ hoạc nước ngọt . Mô hình nuôi có thể tùy chọn theo điều kiện từng vùng như nuôi ao, nuôi bè , nuôi ruộng , nuôi bè .... Cá bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt. Người nuôi cần chú ý kỹ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.
Sâu bệnh hại khoai tây luôn là vấn đề khiến người trồng đau đầu trong quá trình trồng khoai tây. Không những sâu bệnh làm cho năng suất thấp, chats lượng củ kém mà còn mất nhiều thời gian chăm sóc, công sức để chữa trị bệnh. Để nhận biết và phòng trừ có hiệu quả một số bệnh hại chủ yếu trên khoai tây, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp như: sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng …
Dịch tả là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus lây lan nhanh trên vịt. Bệnh dịch tả vịt xảy ra trên các loài thủy cầm như vịt, ngan, ngỗng và các loài chim trời sống dưới nước như thiên nga, vịt trời, ngỗng trời... Bệnh gây thiệt hại lớn do tỷ lệ chết cao và làm giảm sản lượng trứng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, để nhận biết bệnh dịch tả trên vịt và cách phòng, chống hiệu quả, bà con cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh, để kịp thời chăm sóc đàn vịt và có cách xử lý khi vịt bị bệnh.
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp và cách tiếp cận liên chuyên khoa
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp (PTC) là một thể bệnh lâm sàng cực kỳ hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa rõ ràng do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Trần Nhật Huy - Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca lâm sàng về thể bệnh này và cho thấy sự hiệu quả của việc phối hợp các chuyên khoa khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.


Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->