Ứng dụng

Chỉ với một bộ lọc công nghệ cao và năng lượng trực tiếp từ ánh sáng mặt trời, các nhà khoa học Australia đã phát triển công nghệ đầu tiên trên thế giới giúp lọc một khối lượng lớn nước biển thành nước uống trong thời gian chưa đến 30 phút.
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp tái chế rác thải điện tử thành các chất phủ bề mặt kim loại.
Chuyên gia cho rằng, việc sớm có khung pháp lý để quản lý chỉnh sửa gen sẽ giúp phát huy lợi ích từ công nghệ này trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Trên cơ sở nguyên lý của hệ thống Chickenponics và kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật an toàn đối với sản phẩm rau thu hoạch từ hệ thống (E.Coli, Salmonella, Coliform), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm và phát triển thành công hệ thống xử lý rác thải, tưới tự động và trồng rau/cây cảnh tại gia đình. Thay vì ủ tạo phân hữu cơ, tất cả rác thải sẽ được đổ trực tiếp vào thùng nước ủ. Hệ thống sẽ tự vận hành, phân hủy rác hữu cơ thành dinh dưỡng và không có mùi hôi thối.
Được xem là một “kiệt tác phá vỡ mọi định luật vật lý”, công trình kiến trúc nổi tiếng Veluwemeer - cây cầu duy nhất vừa có đường hầm cho xe đi lại cũng như đường thủy để tàu bè thông thương mỗi ngày là niềm tự hào của người dân Hà Lan.
Một thế hệ màng polyme mới do các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia, Imperial College London và ExxonMobil hợp tác phát triển giúp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải cabbon trong quá trình lọc dầu thô và có thể thay thế một số quy trình chưng cất nhiệt truyền thống trong tương lai không xa.
Doanh số xe điện bùng nổ khiến nhu cầu đối với pin sạc ngày càng tăng. Nhưng lithium, thứ kim loại cần thiết để làm ra pin này lại không có nhiều. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một nguồn cung vô hạn để khai thác lithium: nước biển.
Sau kế hoạch hợp tác với Mộ Đức (Quảng Ngãi), năm 2020, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác với Cà Mau để có thể tiếp tục đưa các kỹ thuật hạt nhân và công nghệ bức xạ vào góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương.
Sự kết hợp giữa tư duy của một nhà nghiên cứu với sự nhạy bén của nhà kinh doanh đã giúp TS. Lê Văn Tri, tổng giám đốc Biogroup, giải quyết được trọn vẹn bài toán nâng cao hiệu suất chưng cất tinh dầu sả lẫn việc có được những sáng chế mới.
So với cách ủ ướt thông thường mà người dân đang áp dụng, phương pháp ủ yếm khí quả cà phê tươi sử dụng 5 chủng vi sinh sống cộng sinh của TS Nguyễn Văn Lạng và TS Bùi Văn Luận đã giảm thời gian xử lý 5-6 lần và giảm lượng nước xuống 10 lần. Đặc biệt phương pháp này đảm bảo được lượng đường trong nhân cà phê ở mức cao nhất và đem lại hương vị gần giống cà phê chồn.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->