Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Đất lúa cần được thường xuyên bồi bổ mùn hữu cơ và các vi sinh vật có lợi, khôi phục trạng thái màu mỡ sau thời gian bị tác động bởi phân, thuốc hóa học. Để giải quyết yêu cầu này, rơm rạ chính là nguồn hữu cơ rất tốt để cung cấp trở lại nguồn hữu cơ cho đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch lúa.
Lươn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, giàu protein giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều mô hình nuôi lươn đã được phát triển đặc biệt mô hình nuôi lươn không bùn mang đến nhiều kết quả tốt, lợi nhuận cao cho người nuôi.
Dê là loại gia súc dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay thịt dê ngày càng được ưa chuộng bởi người dùng, thịt dê dần phổ biến và nguồn cầu ngày càng tăng . Mô hình nuôi dê ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nuôi dê cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các trang trại .Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, người nuôi cũng cần chú ý đến quy trình phòng bệnh và điều trị bệnh cho dê trong quá trình nuôi gặp phải.
Tăng cường cơ giới hóa mang lại hiệu quả cho việc sản xuất nông nghiệp, song máy móc cũng có thể nén ép vùng rễ cây và làm giảm sản lượng thu hoạch.
Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với đàn trâu bò và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình đã tự dành ra một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Nhưng cỏ chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ hè thu và vụ xuân. Do vậy, khi mùa đông đến vấn đề giải quyết thức ăn thô xanh cho trâu, bò vẫn còn hạn chế.
Trong Nuôi trồng thủy sản, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh động vật thủy sản nói chung và bệnh cá nói riêng có xảy ra hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều kiện làm bệnh phát sinh. Nắm chắc được nguyên nhân và điều kiện phát sinh để có giải pháp phòng trị bệnh tích cực, hiệu quả cho cá nuôi. Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do thời tiết diễn biến bất thường, gây biến động các yếu tố môi trường, giảm sức đề kháng của các loài thủy sản nuôi; quy hoạch, thiết kế, các vùng nuôi chưa đảm bảo, không có ao chứa, lắng để xử lý nước cấp nên chưa chủ động nguồn nước; một số vùng nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước chung dẫn đến việc các hộ bị dịch bệnh tự ý xả ra các hộ khác cấp nước vào làm lây lan dịch bệnh; ý thức của người dân chưa cao, nhiều hộ cố tình giấu dịch, không báo hoặc báo không kịp thời, tự xả nước ra môi trường khi chưa được xử lý…
Những năm gần đây, việc ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Việt Nam không còn quá xa với bà con nông dân, bởi tôm đang có vị thế lớn trong thị trường nông sản xuất khẩu của nước ta. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng từ rất lâu như Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc,…. và đạt được năng suất gấp nhiều lần so với việc nuôi tôm theo phương pháp truyền thống. Có thể nói đây là mô hình công nghệ tiên tiến nhất thế giới với nhiều ưu điểm nổi bật và nâng cao sản lượng thương phẩm rõ rệt qua mỗi mùa vụ.
Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi ba ba đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính, một số nơi có điều kiện cho ăn thêm thức ăn khô, nói chung chưa có điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp. Người nuôi ba ba thường sử dụng 3 loại thức ăn là thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp và thức ăn khô. Thức ăn tươi sống là các con vật đang sống như cá, ốc, tôm, cua, giun… Thức ăn khô bao gồm các loại cá, tôm, tép… được phơi khô và chế biến. Riêng thức ăn công nghiệp, vì chưa có sản phẩm nào dùng riêng cho ba ba nên thức ăn công nghiệp dành cho cá cũng được dùng cho ba ba.
Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus gồm loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng, màu nâu. Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Quả thể “cây nấm” rắn chắc gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn phát triển, màng bao bị rách, bào tử bắt đầu phát tán từ phiến nấm, nấm nở như một chiếc ô.
Thời tiết nắng nóng là cơ hội phát sinh bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) trên vật nuôi, vì vậy người chăn nuôi cần có những hiểu biết nhất định để phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất. Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh thường mang tính địa phương và gặp ở khắp nơi trên đất nước ta. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Trâu, bò có thể bị cảm nhiễm. Vi khuẩn có sẵn trong đất và vào mùa mưa rất dễ phát tán, dính vào rơm, cỏ hoặc trôi vào các nguồn nước, trâu, bò mắc bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh cũng có thể lây lan trực tiếp từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ thông qua tiếp xúc (nhốt cùng chuồng, chung nguồn thức ăn, nước uống....) hoặc có thể do một số vật môi giới truyền bệnh (côn trùng, chó, mèo, chuột….) hút máu gia súc bệnh, ăn thịt gia súc bệnh bị chết, bị giết mổ.
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp và cách tiếp cận liên chuyên khoa
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp (PTC) là một thể bệnh lâm sàng cực kỳ hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa rõ ràng do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Trần Nhật Huy - Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca lâm sàng về thể bệnh này và cho thấy sự hiệu quả của việc phối hợp các chuyên khoa khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.


Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->