Tự nhiên

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change, các nhà khoa học ước tính với tốc độ biến đổi khí hậu và băng tan như hiện tại, đến năm 2035, vùng biển Bắc Băng Dương nhiều khả năng sẽ không còn băng vào mùa Hè.
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, dơi có một khả năng kỳ lạ khi mang theo các loại virus chết người nhưng bằng cách nào đó vẫn sống sót.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Áo, Đức và Anh đã thành công trong việc làm nhiễu xạ một chùm tia các phân tử hữu cơ. Trong công trình xuất bản trên Physical Review Letters, họ đã miêu tả việc thực hiện nhiễu xạ Bragg của các phân tử ciprofloxacin và phthalocyanine.
Theo một nghiên cứu mới công bố của nhóm tác giả đến từ Đại học Southampton, chỉ còn 5 năm nữa, nồng độ khí carbon dioxide (CO2) có thể sẽ cao hơn so với giai đoạn ấm nhất trong 3,3 triệu năm qua. Nhóm tác giả đã xem xét thành phần hóa học của các hóa thạch nhỏ cỡ đầu đinh ghim được lấy từ trầm tích biển sâu ở vùng biển Caribe. Họ sử dụng dữ liệu này để tái tạo nồng độ CO2 trong khí quyển Trái đất trong suốt thế Pliocence - khoảng 3 triệu năm trước - khi hành tinh của chúng ta ấm hơn 3oC, lượng băng ở hai cực ít hơn và mực nước biển cao hơn bây giờ.
Ryan Fogt, giáo sư khí tượng học tại ĐH Ohio (Mỹ), cùng học trò của mình là Kyle Clem đã công bố phát hiện mới về châu Nam Cực trên tạp chí Nature Climate Change. Nghiên cứu cho thấy Nam Cực đã ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu công bố bản đồ mô tả đặc điểm địa chất và kiến tạo của Zealandia, lục địa chìm xuống biển cách đây 8 triệu năm.
Vòng tròn đường kính gần 2 km gồm ít nhất 20 chiếc hố lớn, thể hiện kỹ thuật xây dựng ấn tượng của thời Đồ Đá mới.
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, mức nhiệt độ cao thường thấy tại sa mạc Sahara có khả năng xuất hiện ở khoảng 20% diện tích toàn cầu, tức chiếm tới 1/3 địa bàn nhân loại sinh sống nếu lượng CO2 vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science vào ngày 30/4, các nhà khoa học phát hiện khu vực đáy biển Tyrrhenian ở Địa Trung Hải có mật độ hạt vi nhựa cao nhất từng được ghi nhận, lên tới 1,9 triệu hạt trong lớp trầm tích mỏng rộng 1 mét vuông.
Giống như bất kỳ thế hệ đi trước nào ở động vật, thực vật có thể sử dụng những trải nghiệm để giúp các thế hệ sau vượt qua thời điểm khó khăn.
Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->