Nghiên cứu

Trong giáo dục y khoa, việc nhận biết phong cách học tập (PCHT) giúp thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy hiệu quả. Mô hình VARK (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) là công cụ phổ biến để xác định đặc điểm PCHT của sinh viên. Vì thế, các tác giả Trần Thị Diệu, Huỳnh Trung Sơn, Đoàn Thị Lan Hương, Phạm Dương Uyển Bình, Lữ Minh Đạt, Võ Hoài Duy, Phạm Lê An - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Phước Sang - Bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện với mục tiêu: Khảo sát PCHT của sinh viên khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2020–2021) theo mô hình VARK và các yếu tố liên quan.
Đánh giá và theo dõi vết mổ là một khâu quan trọng trong chăm sóc hậu phẫu, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình chi dưới – một loại phẫu thuật có tỷ lệ thực hiện cao và nguy cơ biến chứng lớn như nhiễm trùng, chậm lành hay biến dạng vết thương. Các tác giả Trịnh Thị Thơm, Lê Thị Hồng Nhung, Lê Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thảo Ngân, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Mỹ, Nguyễn Trần Mai Thi, Phạm Thị Hoa - Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Quân y 175, TP. HCM và Nguyễn Thị Phương Lan - Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện với mục tiêu: Mô tả đặc điểm vết mổ sau phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ SWAT, xác định điểm số SWAT, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) và các yếu tố liên quan.
Đứt kín hệ thống gân duỗi gối trên bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối là một thách thức phẫu thuật do chất lượng gân kém, co rút gân và nhiều bệnh lí nền. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào phục hồi tổn thương giải phẫu mà còn giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra. Các tác giả Huỳnh Minh Thành, Đỗ Phước Hùng - Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình – Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị đứt kín hệ thống gân duỗi gối ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối về phục hồi giải phẫu, chức năng và các biến chứng.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra cách hàm lượng dòng chảy và lưu lượng nước tác động đến khả năng lưu giữ vi nhựa.
Năng lượng đóng vai trò trung tâm đối với tính bền vững toàn cầu và Ngày Trái đất, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh những nỗ lực của trường Waterloo trong khuôn viên trường.
Nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Science of the Total Environment đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm tại Bắc Cực.
Ong mật là loài thụ phấn thiết yếu cho nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên. Các tác nhân gây căng thẳng như biến đổi khí hậu, mất môi trường sống và tiếp xúc với thuốc trừ sâu đe dọa khả năng tìm kiếm phấn hoa của chúng, một nguồn tài nguyên quan trọng cho sự sống còn của đàn ong.
Trong nghiên cứu đột phá do các nhà khoa học tại Trinity College Dublin thực hiện, đã xác định rằng não có khả năng hình thành “ký ức lạnh”, kích hoạt quá trình trao đổi chất gia tăng ngay cả trong điều kiện không lạnh.
Nhóm nghiên cứu xuất sắc “Cân bằng của vũ trụ vi mô” của Viện nghiên cứu sản phẩm tự nhiên Leibniz và sinh học nhiễm trùng – Viện Hans Knöll (Leibniz-HKI) và Đại học Friedrich Schiller Jena đang tập trung nghiên cứu cách thức giao tiếp của các vi sinh vật.
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học của Đại học Tohoku, Đại học Hokkaido và AZUL Energy, Inc. đã phát triển một phương pháp hiệu quả để chuyển đổi carbon dioxide (CO2) thành carbon monoxide (CO), là một chất trung gian quan trọng cho việc sản xuất nhiên liệu tổng hợp.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->