Công nghiệp

Dasvila có chứa vi khuẩn cộng sinh hoạt động trong cây lúa, sẽ cố định đạm tự do (N2) trong không khí chuyển hóa thành đạm hữu dụng cung cấp cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, tiết kiệm 50% nhu cầu đạm cần thiết cho cây lúa.
Hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng gần 40 triệu tấn lúa gạo. Theo lí thuyết lượng dầu có trong cám gạo chiếm từ 15-32%, đây là nguồn năng lượng tiềm năng chưa được khai thác trong khi những nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt.
Thiết bị tiết kiệm điện Power Eco giúp doanh nghiệp sử dụng điện hợp lý, hiệu quả. PowerEco sử dụng công nghệ vi xử lý và được lắp trước phụ tải nhằm tiết giảm điện năng lãng phí.
Chế phẩm PDP- M2 được sản xuất từ vỏ tôm có thể bảo quản hoa quả tươi lâu mà không hề gây độc.
TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa khám phá tảo có thể giúp làm sạch phóng xạ rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân tương tự sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.
Hàng thập kỷ qua, một trong những nguyên liệu chủ yếu trong thức ăn gia súc là thịt và bột xương (MBM) từ các sản phẩm phụ mà bạn đoán là của gia súc giết thịt. Cừu, hươu nuôi, nai và bò rừng vô tình lại đang ăn đồng loại của chúng. Do sự tấn công của dịch bệnh bò điên vào năm 1997, Hoa Kỳ và các nước khác đã cấm sử dụng thức ăn chứa MBM vì cho rằng bệnh này có thể lây lan qua việc ăn các bộ phận của động vật nhiễm bệnh. Lệnh cấm đó đã làm cho khối lượng lớn MBM được đưa đến các bãi chôn lấp. Nhưng, hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Clemson, Nam Carolina, cho rằng có thể sử dụng MBM để sản xuất nhựa “xanh”.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Sao Paulo, Braxin, đã phát triển loại nhựa mới từ sợi thực vật được cho là chắc chắn, nhẹ và thân thiện hơn với môi trường so với nhựa hiện đang được sử dụng. Alcides Leão, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Một số loại sợi gọi là sợi xenlulo nano có độ chắc chắn gần bằng sợi Kevlar. Loại nhựa mới không giống với nhiều loại nhựa đang được sử dụng phổ biến vì nguyên liêu dùng để sản xuất nhựa mới như dứa và chuối hoàn toàn có khả năng tái tạo. Các nhà nghiên cứu đang tập trung nỗ lực để sản xuất nhựa cho ô tô và trong tương lai, nhựa từ sợi thực vật có thể thay thế thép và nhôm.
Tại những địa phương khác, hàng ngày nông dân phải trày trật với cây nho ăn quả. Thì ngược lại tại tổ 7, ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai anh Nguyễn Văn Quý lại “sống khỏe” với cây nho lấy lá.
Chi phí cho việc chống ăn mòn kim loại của các công trình là rất lớn (chiếm khoảng 4% GDP tại các nước công nghiệp đang phát triển).
TRI-CAB là một chế phẩm sinh học có thành phần chính là các vi sinh vật Trichoderma và các enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanase, hemicellulase, giúp cho cây trồng kháng bệnh. TRI-CAB có khả năng tiêu diệt và khống chế các loại nấm gây bệnh hại cây trồng như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytopthora sp., Sclerotium rolfsii… gây bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ.
Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->