Tự nhiên

Công trình Nghiên cứu và ứng dụng xạ khuẩn trong phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra trên vùng đất nhiễm mặn của TS Đặng Nguyệt Quế - Trường Đại học Bạc Liêu đã xuất sắc đoạt giải Ba - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) trao tặng.
Tin vui cho những người thích không gian sống yên tĩnh là các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa phát triển kỹ thuật làm cho các tấm vải mỏng có khả năng triệt tiêu hoặc ngăn chặn âm thanh lớn, thậm chí là gửi trả nó về “nơi sản xuất”.
Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Affective Disorders, việc áp dụng trị liệu quang sinh học đồng thời vào phần đầu và bụng có thể làm giảm tác động của tình trạng căng thẳng tinh thần (stress) mãn tính.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego (Mỹ) đã phát triển thành công một dạng nhựa nhiệt dẻo polyurethane (TPU) có khả năng tự phân hủy sinh học nhờ vào các bào tử vi khuẩn sống bên trong nó. Kết quả của họ được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Mất đa dạng sinh học là nguyên nhân môi trường lớn nhất gây ra các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm, đồng thời khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn và lan rộng hơn.
Lần đầu tiên, PGS.TS. Nguyễn Đình Tứ và cộng sự Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đưa ra một bức tranh tổng thể về đa dạng sinh học của quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng ở các hệ sinh thái san hô, cỏ biển tại Côn Đảo và đảo Thổ Chu. Trong quá trình điều tra nghiên cứu, các nhà khoa học đã công bố 05 loài mới cho khoa học và 01 ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu.
Trong nhiệm vụ hợp tác quốc tế: “Tổng hợp và ứng dụng tính chất quang, điện của vật liệu nanocomposite lai tạo cơ kim”, các nhà khoa học Viện Công nghệ hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã làm chủ công nghệ chế tạo hệ nano vàng hình sao từ chất hoạt động bề mặt tween 80, với chất khử yếu hydroquinone. Lần đầu tiên, nano vàng hình sao được ứng dụng để phát triển cảm biến quang học nhằm định lượng cho ion iodide và iodobenzene. Bên cạnh đó, hệ nanocomposite AgNPs mang trên các polysaccharides tan tốt trong nước đã được nhóm nghiên cứu phát triển để ứng dụng trên xúc tác và cảm biến ion Fe3+.
Mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn kém hiệu quả sang trồng cây dâu tằm giúp gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp Ba, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, thoát diện hộ nghèo và có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Biến đổi khí hậu do nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức cao sẽ làm GDP toàn cầu vào năm 2050 giảm 38 nghìn tỷ USD, gây ra thiệt hại khoảng 1/5 GDP toàn cầu, theo kết quả của Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK) được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 17/4.
Khoảng 550 triệu năm trước, các loài rong rêu cổ đại đã bắt đầu chinh phục đất liền, một sự kiện tiến hóa độc nhất vô nhị gọi là “sự lục địa hóa của thực vật,” thay đổi cơ bản bề mặt và khí quyển của Trái Đất và tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các loài sống trên cạn khác - bao gồm cả con người.
Trước 1 2 [3] 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Xã hội-Nhân văn  
   

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->