Nghiên cứu

Hệ thống chính sách, pháp luật điều chỉnh chuyển đổi số trong thương mại đang ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp thì lĩnh vực này đang còn tồn tại một số khó khăn, bất cập. Điều này đòi hỏi chúng ta có một lộ trình hiệu quả nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại, gắn với các nội dung: (i) Tăng cường an toàn, an ninh mạng; (ii) Hoàn thiện chính sách cạnh tranh; (iii) Hoàn thiện các quy định về thuế với nền tảng số gắn với hoạt động thương mại; (iv) Giải pháp về sở hữu trí tuệ (SHTT); (v) Hoàn thiện quy định và nâng cao năng lực xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến (ODR); và (vi) Phát triển hạ tầng số.
Nhằm giám sát và phát hiện các nguồn phóng xạ bị thất lạc trong quá trình lưu giữ, vận chuyển nằm ngoài kiểm soát tại các cơ sở tái chế kim loại, các nhà khoa học thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã sáng chế thành công thiết bị phát hiện phóng xạ dựa trên ứng dụng công nghệ IoT và điện tử hạt nhân. Thiết bị của nhóm nghiên cứu có thể phát hiện chính xác 100% các nguồn phóng xạ phổ biến ở Việt Nam trong khoảng cách 3 m trong 1 giây. Thiết bị đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền sáng chế số 1-0032829
Thông qua việc thực hiện đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát triển một cấu trúc cảm biến dòng chảy lỏng tích hợp kỹ thuật cảm biến thụ động không dây LC dựa trên việc sử dụng các lợi thế của bảng mạch in (Printed circuit board - PCB).
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, nhưng ngành cà phê của nước ta cũng đang tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng cà phê chưa đồng đều dẫn đến giá trị thấp (giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh). Nguyên nhân của những hạn chế này là do quy mô canh tác nhỏ, thực hành sản xuất chưa theo tiêu chuẩn và chưa bền vững, việc liên kết sản xuất thương mại cà phê còn lỏng lẻo. Do đó, xây dựng mô hình liên kết sản xuất thương mại cà phê chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Nhằm hỗ trợ người dân tự chế tạo phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Ninh Bình đã đề xuất và được Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật ứng dụng men vi sinh HLC để xử lý cá tạp thành chế phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng tại Ninh Bình”. Qua đó, đề tài đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật tạo phân hữu cơ từ men vi sinh HLC góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Quảng Trị là vùng đất chứng kiến nhiều biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nơi đây có 562 di tích văn hóa vật thể và 342 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 4 cụm di tích đặc biệt cấp quốc gia, 20 di tích lịch sử cấp quốc gia và hàng trăm di tích cấp tỉnh. Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển du lịch trong thời kỳ mới, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hành động cụ thể như chuyển đổi số các di sản văn hóa phù hợp với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hỗ trợ phát triển du lịch thông minh
Những khám phá mới trong hơn một thế kỷ qua đã ngày càng làm sáng tỏ hơn bức tranh sinh động về những tính chất độc đáo của hiện tượng siêu dẫn. Sự phát triển gần đây của đi-ốt siêu dẫn sử dụng graphene xoắn, nhiều lớp đã làm cho việc tìm hiểu cách thức hoạt động của các chất siêu dẫn khác thường trở thành một chủ đề mới quan trọng của nghiên cứu cơ bản
CRISPR được viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats (nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên). CRISPR được phát hiện lần đầu tiên ở trong vi khuẩn và vi khuẩn cổ năm 1987. Năm 2012, các nhóm nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) và Đại học Umea (Thụy Điển) đã đề xuất dùng CRISPR như một công cụ chỉnh sửa gene “có thể lập trình”. Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR là công nghệ khoa học quan trọng nhất, khởi đầu kỷ nguyên công nghệ sinh học mới, giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, CRISPR vẫn chưa phải là một công nghệ hoàn hảo. Công cụ chỉnh sửa gene mới có tên “Prime editing” mới được giới thiệu gần đây hứa hẹn sẽ khắc phục những nhược điểm của CRISPR truyền thống
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại CHLB Đức đã chế tạo thành công pin mặt trời song song perovskite/ CIS hai đầu cuối nguyên khối với hiệu suất gần 25% - giá trị cao nhất đạt được cho đến nay đối với công nghệ này. Đặc biệt hơn, các tấm pin mặt trời này có khối lượng rất nhẹ và linh hoạt. Chúng có thể được sử dụng trên các phương tiện giao thông, thiết bị di động và những thiết bị có thể gấp hoặc cuộn lại
Cách đây 75 năm, transistor đã ra đời tại Phòng thí nghiệm Bell (thường được gọi là Bell Labs) tại Murray Hill, bang New Jersey, Mỹ. Ba nhà khoa học đã sáng chế ra linh kiện điện tử quan trọng này là John Bardeen, Walter Houser Brattain và William Bradford Shockley Jr. Thật dễ dàng để thấy rằng, ngày nay hầu hết các thiết bị trong đời sống hàng ngày của chúng ta từ điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị y tế, đến quốc phòng… đều phụ thuộc vào công nghệ vi mạch, nơi mà transistor đóng vai trò then chốt. Chính vì vậy, sự ra đời của transistor được đánh giá là một trong những sáng chế lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX.
Nghiên cứu mới  
 
Các nhà khoa học ghi lại được vụ nổ tia gamma hiếm gặp do sét đánh
Nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Science Advances đã mang lại những hiểu biết mới đầy thú vị về hiện tượng sét và các hiện tượng liên quan trong khí quyển. Các nhà khoa học từ Đại học Osaka lần đầu tiên quan sát được một vụ nổ bức xạ mạnh gọi là tia gamma trên mặt đất (TGF) xảy ra đồng thời với tia sét trong quá trình phóng điện sét.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->