Nghiên cứu

El Niño đã đến (18/06/2023)
Hình thái khí hậu tự nhiên này thường tăng nhiệt độ toàn cầu và có thể dẫn đến thời tiết nóng kỷ lục.
Các nhà nghiên cứu tại Broad Institute của Đại học Havard và Học viện MIT và Viện Nghiên cứu Não McGovern tại MIT đã khai thác một hệ thống tự nhiên của vi khuẩn để phát triển thành công một phương pháp mới vận chuyển protein vào trong tế bào người và động vật. Kỹ thuật này có thể được lập trình để vận chuyển nhiều loại protein khác nhau, bao gồm cả những protein được sử dụng để chỉnh sửa gen, vào các loại tế bào khác nhau. Hệ thống này có khả năng là một phương cách an toàn và hiệu quả để thực hiện các trị liệu bằng liệu pháp gen và liệu pháp điều trị ung thư. Công trình nghiên cứu mới này được đăng trên tạp chí Nature vào ngày 29/3 vừa qua.
Một loài rùa biển cổ đại được phát hiện gần đây ở Tây Ban Nha, với chiều dài cơ thể ước tính lên tới 3,74 mét. Điều này khiến nó trở thành loài rùa biển lớn nhất từng sống được tìm thấy ở Châu Âu cho đến nay. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Phốt pho dạng nguyên tố là một trong những nguyên liệu cơ bản quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm (axit phốt phoric, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, phân bón…). Nguyên liệu của quá trình sản xuất phốt pho vàng, gồm quặng apatit (quặng floro apatit), than cốc, quắczit, ở dạng viên, được phối trộn theo tỷ lệ khối lượng xác định; trong đó, thành phần, kích thước và đặc tính cơ học nguyên liệu quặng có ảnh hưởng rất quan trọng đến vận hành và hiệu quả của quá trình. Nguyên liệu đầu vào không đạt yêu cầu về thành phần, kích thước và đặc tính cơ học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm hiệu suất thu hồi phốt pho vào sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của nhà máy sản xuất phốt pho vàng.
Bức xạ phát ra từ một nguồn phát tự nhiên hoặc nhân tạo, ví dụ ánh sáng nhìn thấy cũng là một dạng bức xạ, nhiệt cũng là bức xạ hay những vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử làm hơi nước thoát ra ngoài có chứa chất phóng xạ cũng được gọi là bức xạ bức xạ nguyên tử bức xạ được phân loại theo năng lượng (tần số) cao hay thấp. Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ không ion hóa do không có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, không tạo ra các ion có hoạt tính cao như ánh sáng mặt trời, tia UV năng lư ng thấp, tia hồng ngoại, sóng radio...). Bức xạ ion hóa là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử, tạo ra các ion có hoạt tính cao. Có một số loại bức xạ ion hóa khác nhau có sức mạnh xuyên qua khác nhau và gây ra tốc độ ion hóa khác nhau trong vật chất. Các loại bức xạ được biết đến rộng rãi nhất là tia X, tia gamma, bức xạ beta, bức xạ alpha và bức xạ neutron.
Một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những chiếc sáo hiếm gặp từ thời tiền sử, có niên đại hơn 12.000 năm, được làm từ xương của các loài chim, theo kết quả được công bố trên Scientific Reports.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) vừa công bố báo cáo về phát hiện 380 loài mới, trong 2 năm 2021 và 2022, tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam); riêng ở Việt Nam đã phát hiện 158 loài. Báo cáo được công bố ngày 22/5 nhằm kêu gọi các hành động khẩn cấp về giảm nguy cơ mất sinh cảnh và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam và khu vực.
Nhằm xây dựng mô hình thành tạo mỏ đá quý rubi, saphir kiểu liên quan với đá hoa và pegmatit ở khu vực bờ trái Sông Chảy, phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tiềm năng triển vọng khoáng sản đá quý ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu, Viện khoa học địa chất và khoáng sản, do ThS. Nguyễn Thị Huyền đứng đầu đã đề xuất và được cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Xác lập cơ sở khoa học để đánh giá triển vọng rubi, saphir trong các thành tạo đá hoa pegmatit khu vực bờ trái Sông Chảy”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác và quản lý tài nguyên khoáng sản đá quý khu vực bờ trái Sông Chảy một cách hiệu quả hơn.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên phổ biến do hoạt động của con người. Việc xử lý khí độc trong nước quan trọng nhưng rất phức tạp. Nguyên nhân của sự phức tạp này là khả năng hòa tan của các khí đó trong nước, tạo thành các các chất điện ly. Sự hấp phụ các chất điện ly trong môi trường nước của các vật liệu hấp phụ luôn bị cạnh tranh bởi chính các phân tử nước, khiến công nghệ hấp phụ trên các vật liệu rắn thường không đạt hiệu quả cao. Do đó, GS. TS. Nguyễn Hoài Châu và nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Viện Hóa học Hữu cơ Zelinskiy thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đề xuất và thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu phát triển phương pháp hấp phụ loại bỏ các khí độc (NH3, NO2, H2S, SO2) trong môi trường nước bằng các vật liệu composite hiện đại trên cơ sở than hoạt tính biến tính, zeolite dạng cation và các polime phối trí kim loại – hữu cơ” (Mã số: QTRU01.13/20-21). Nhiệm vụ được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm xếp loại xuất sắc.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận khả năng làm mát vượt trội của các loại nấm nhờ quá trình bay hơi.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->