Phân tích chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Tiến Hưng thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thực hiện nhằm phân tích làm rõ việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng (TCT) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, xác định các tồn tại dọc theo chuỗi có liên quan đến giá trị gia tăng của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi theo huớng hiệu quả và bền vững.

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nghiên cứu do tác giả Lê Xuân Phương thuộc Khoa Chế biến Lâm sản – Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện vì mục đích cần phải có những nghiên cứu cụ thể đối với loại rơm đặc thù của Việt Nam để có cơ sở khoa học lựa chọn giải pháp xử lý rơm phù hợp cho sản xuất ván dăm.
Nghiên cứu do tác giả Huỳnh Văn Chương thuộc Khoa Tài nguyên Đất và MTNN – Trường Đại học Nông Lâm thực hiện nhằm mục đích xây dựng quy trình đánh giá đất tại vùng đồng bằng – cát nội đồng, từ đó đề xuất các loại hình sử dụng đất có lợi thế của vùng nhằm quy hoạch các vùng sản xuất, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Thị Lim Khang (Khoa Nông nghiệp và SHUD, trường Đại học Cần Thơ)thực hiện nhằm đánh giá tác động của vitamin E và vitamin C bổ sung trong khẩu phần ăn lên năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ Ias Brown giai đoạn 43-51 tuần tuổi.
Nghiên cứu do các tác giả Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy và Nguyễn Văn Tươi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,Trường Đại học cần Thơ thực hiện nhằm tìm ra thời điểm che sáng thích hợp cho rau cần nước trồng trái vụ để nâng cao năng suất và phẩm chất trong mùa nghịch.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá sự phát thải khí Carbon dioxide, Metan và Nitrous oxide qua ảnh hưởng của sử dụng phân vô cỏ và phân hữu cơ trên vườn trồng chôm chôm do nhóm tác giả Võ Thị Gương, Lê Văn Hòa ( Trường Đại học Cần Thơ) và Võ Văn Bình (NCS. Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Thành Hối - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tìm ra nồng độ CaSi hiệu quả nhất làm gia tăng sinh trưởng, độ cứng và năng suất của hai giống lúa.
Nghiên cứu do các tác giả Đặng Thanh Tân và Phạm Quang Thu thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy sự sinh trưởng của keo tai tượng ở Việt Nam.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Minh Chơn, Huỳnh Văn Trung (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ) và Trần Thị Minh Thư (Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam) thực hiện nhằm đánh giá các giống sen sưu tầm được để đề xuất hướng sử dụng chúng sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng và đáp ứng được với nhu cầu nâng cao năng suất sen lấy hột tại tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu của đề tài là xác định tuổi lá thích hợp để xử lý ra hoa nhãn Xuồng Cơm Vàng đạt tỷ lệ và năng suất cao nhất, góp phần cải thiện thu nhập cho nhà vườn trồng nhãn.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Văn Hâu và Phan Thị Bích Trâm (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm tìm ra đặc điểm ra hoa và quá trình phát triển trái, làm cơ sở cho các nghiên cứu cải thiện năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->