Nghiên cứu

Trong những năm qua, cộng đồng khoa học mở trên thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể, tạo ra một nền tảng vững chắc để khuyến khích các nhà khoa học trên toàn cầu đăng tải, chia sẻ và sử dụng thông tin khoa học một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, tạo nên số lượng người dùng đông đảo và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Mô hình “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa là một trong những mô hình giúp nông dân tiếp cận phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiệu quả cao. Hiện mô hình này góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả canh tác lúa, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đồng thời hưởng ứng. Chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Dưới đây là biện pháp kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. - 3 giảm: Giảm lượng giống - Giảm thuốc bảo vệ thực vật - Giảm lượng phân đạm. - 3 tăng: Tăng năng suất – Tăng chất lượng - Tăng hiệu quả kinh tế.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng, việc ẩn danh của một nghệ sỹ có thể ảnh hưởng đến việc người đó kiểm soát các tác phẩm của mình như thế nào không? Câu chuyện sau đây về nghệ sỹ bí ẩn Banksy minh họa một tài năng “nổi loạn” tìm mọi cách né tránh quyền tác giả để trung thành với lập trường “quyền tác giả [chỉ] dành cho kẻ thua cuộc”. Xem thường quyền tác giả, Banksy phải dựa vào nhãn hiệu - một chế định pháp luật mà ở đó tính độc quyền thường được xem là yếu hơn so với quyền tác giả (và sáng chế) để làm chỗ dựa pháp lý cho mình. Trên hành trình bơi ngược dòng đó, cảm xúc của người nghệ sỹ đôi lúc đã khiến ông lao đao
Nhằm nội lực hóa các quy định của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên, Quốc hội nước ta đã chính thức công nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm mới tại Việt Nam, cùng với nó là một số điểm khó khăn trong quá trình đưa việc bảo hộ vào thực tiễn
Nuôi tôm trong ruộng lúa chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được coi là mô hình canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại nhiều địa phương trong vùng. Trên những cánh đồng trồng lúa tại các khu vực nhiễm mặn thấp, bà con thường luân canh hoặc xen canh các đối tượng khác nhau trên cùng diện tích nhằm phát huy mối tương tác lẫn nhau giữa các loài thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh hoặc thủy sản khác) với cây lúa trong hệ sinh thái ruộng lúa. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết và khí hậu như đ. xảy ra trong vài năm gần đây, nhất là với các hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài, nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền thời gian qua, đòi hỏi phải có những biện pháp kỹ thuật phù hợp để “giải mặn, tích ngọt” khi nuôi tôm trong ruộng lúa nhằm đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì hiệu quả của mô hình sản xuất này và góp phần phát triển bền vững.
Tre điềm trúc có tên khoa học Dendrocalamus ohhlami Keng.f, thuộc họ hòa thảo (Poaceae). Đây là loại cây trồng đa tác dụng, ngoài việc lấy măng làm thực phẩm (măng tre là loại rau sạch được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao), thân tre còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất tăm, đũa, ván ép, bột giấy, .... Măng còn là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ngay cả lá của chúng cũng được sử dụng gói bánh và chiết suất chế biến để sử dụng cho nhiều mục đích ở các nước có nền công nghệ sinh học phát triển cao như: Nhật, Đài Loan, Singapore...Đặc tính sinh thái: Là loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không.
Dừa xiêm xanh là loại dừa dùng để uống nước, nó là cây đặc sản của xứ dừa Bến Tre; thời gian từ khi trồng đến khi cây cho trái “chiến” từ 2,5 đến 3 năm (tùy vào điều kiện chăm sóc), thu nhập bình quân cho 01 ha dừa khi cây cho trái ổn định (06 năm tuổi trở lên) khoảng 130 triệu đồng/ha (giá bán 2.500đ/trái). Tuy nhiên, để có được vườn dừa xiêm đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được cho thị trường hiện nay, khi quyết định trồng dừa người nông dân cần phải chọn giống thật chính xác (đúng giống, cây có gen di truyền tốt, không sâu bệnh nguy hiểm, không có mùa treo kéo dài, kích cỡ trái phải đáp ứng được nhu cầu thị trường…). Để dừa xiêm ra trái nhiều và liên tục bà con cần lưu ý một số giải pháp kỹ thuật sau:
Cà tím là một loại cây dễ trồng, năng suất cao, rất nhanh cho thu hoạch và có thể trồng quanh năm tại nước ta. Tuy nhiên, nên trồng cà tím vào thời vụ Đông – xuân (tháng 9 – tháng 3 năm sau). Hoặc trồng vụ Hè – Thu (tháng 4 đến tháng 7). Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy: các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5,6). Các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12 và tháng 1. Mặc dù trồng cà tím cho thu nhập cao nhưng nông dân đòi hỏi phải biết quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh theo hướng an toàn vì cây cà tím dễ bị nhiễm sâu bệnh.
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết trong vài năm gần đây, nhất là với các hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài, nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng, biện pháp kỹ thuật phù hợp trong cải tạo đất “giải mặn, tích ngọt” khi gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm nhằm đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu được xem là yếu tố thành công của mô hình này hiện nay. Nuôi tôm trong ruộng lúa chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được coi là mô hình canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại nhiều địa phương trong vùng. Trên những cánh đồng trồng lúa tại các khu vực nhiễm mặn thấp, bà con thường luân canh hoặc xen canh các đối tượng khác nhau trên cùng diện tích nhằm phát huy mối tương tác lẫn nhau giữa các loài thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh hoặc thủy sản khác) với cây lúa trong hệ sinh thái ruộng lúa.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->